Ở Việt Nam hiện nay, hợp đồng tương lai là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong ngành tài chính. Vậy khái niệm hợp đồng tương lai và chức năng của hợp đồng tương lai là gì? Hãy tham khảo hết bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Nội dung
Hợp đồng tương lai là gì? Chỉ số hợp đồng tương lai là gì?
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai chính là văn bản pháp lý ghi lại cuộc giao dịch giữa người bán và mua. Trong đó, xác nhận việc mua hay bán các tài sản với giá cả và thời hạn giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ.
Bạn có thể đọc thêm:
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai
Có hai vị thế cơ bản về hợp đồng tương lai: Mua (Long) và Bán khống (Short).
Mua (Long): trong hợp đồng được gọi là “trường vị” là vị thế mà bạn đồng ý mua vào tài sản (cổ phiếu) khi hợp đồng đáo hạn
Bán khống (Short): trong hợp đồng được gọi là “đoản vị” là vị thế mà bạn sẽ phải bán ra cổ phiếu khi hợp đồng đáo hạn.
Ví dụ về chỉ số hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng.
Tài sản giao dịch: |
Brent oil (UKOIL) |
Ngày đáo hạn: | 31/10/2020 |
Khối lượng giao dịch: | 1000 Barrel |
Giá giao dịch vào ngày đáo hạn: |
$43/Barrel |
Bạn dự đoán giá dầu sẽ tăng vào cuối tháng 10 nên quyết định mở vị thế Long cho việc mua 1000 Barrel Brent oil với giá $43. Trong khoảng thời gian trước ngày đáo hạn hợp đồng, nếu giá UKOIL đã tăng đúng như bạn dự đoán bạn có thể đóng vị thế trước và chốt lời. Chẳng hạn vào ngày 20/10/2020, giá Brent oil tăng lên $44. Nếu bạn bán hợp đồng cho 1000 Barrel bạn sẽ thu về mức giá $44,000 và thu lời $1,000.
Tương tự nếu bạn mở vị thế bán khống, bạn ký hợp đồng tương lai để bán 1000 barrel dầu. Giả dụ vào ngày 20/10/2020 giá dầu giảm còn $42, chiến lược bán khống là bạn phải mua lại hợp đồng trước ngày phải giao dầu thô. Nếu bạn mua lại hợp đồng này vào ngày 20/10/2020 thì bạn phải trả $42,000 cho một hợp đồng $43,000 có nghĩa là bạn đã lãi $1,000.
Các khái niệm của hợp đồng tương lai
Khái niệm | Giải thích |
Hợp đồng tương lai | Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước. |
Tài sản cơ sở | Là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh. |
Ký quỹ | Khoản đặt cọc để tham gia giao dịch phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng. |
Vị thế | Trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ. |
Đóng vị thế | Mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn. |
Giá thanh toán cuối ngày | Mức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng. |
Giá thanh toán cuối cùng | Mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng. |
Hệ số nhân hợp đồng | Hệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền. |
Khối lượng mở | Số lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm. |
Đặc điểm của hợp đồng tương lai
Để hiểu rõ về chỉ số hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư cần phải nắm rõ về đặc điểm của hợp đồng tương lai. Điều này giúp Nhà đầu tư có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh.
- Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa, quy định chi tiết như: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán…
- Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Ký quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả hai bên mua và bán, đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch toán giá, sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực tế.
- Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai tương tự.
- Đòn bẩy tài chính: Mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai. Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.
- Tính an toàn cao, rủi ro thấp: Cả hai bên mua bán hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể.
- Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể trong hợp đồng.
Chức năng của hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong ngành tài chính và chúng phù hợp với nhiều trường hợp nhờ có nhiều chức năng đa dạng. Hợp đồng tương lai có một số chức năng sau:
- Bảo đảm và quản lý rủi ro: có thể sử dụng hợp đồng tương lai để giảm tối đa rủi ro.
- Đòn bẩy: đòn bẩy hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Vì các hợp đồng được thanh toán vào ngày hết hạn, các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của họ.
- Giảm thiểu rủi ro: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với tài sản. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai mà không sở hữu tài sản cơ bản, tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.
- Đa dạng tài sản: nhà đầu tư có thể giảm rủi ro với các tài sản khó giao dịch tại chỗ. Các hàng hóa như xăng dầu thường đòi hỏi chi phí vận chuyển và chi phí lưu trữ cao, tuy nhiên bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau mà không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch.
- Phát hiện giá: thị trường tương lai giống như cửa hàng một điểm đến, tại đó người bán và người mua có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản chẳng hạn như hàng hóa (tức là cung và cầu gặp nhau). Ví dụ, có thể xác định được giá dầu trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, thay vì thông qua các tương tác giữa người bán và người mua tại một trạm xăng. Trên hết, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn, cho phép minh bạch hơn về giá.
Giao dịch chỉ số hợp đồng tương lai tại Gia Cát Lợi như thế nào?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh, Gia Cát Lợi được đánh giá là một công ty giàu tiềm năng, uy tín về giao dịch hợp đồng tương lai. Gia Cát Lợi hoạt động dưới sự cho phép của Sở Giao dịch Hàng Hóa Việt Nam. Chính vì thế khi thực hiện giao dịch tại Gia Cát Lợi, Nhà đầu tư sẽ có những quyền lợi:
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong quản lý quỹ và đưa ra các phương án đầu tư hiệu quả.
- Cung cấp các ứng dụng công nghệ, số liệu công khai, minh bạch trên thị trường.
- Cập nhật liên tục tin tức thị trường, thống kê báo cáo giao dịch theo biến động trên thị trường.
- Đảm bảo tính thanh khoản cao do liên kết hệ thống ngân hàng quốc tế, mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
Với sứ mệnh tiên phong không ngừng suy nghĩ và hành động nhằm tạo ra giá trị cao nhất cho Quý Khách hàng, Gia Cát Lợi cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ 0247 1099 247