Dải Bollinger band là gì? Giải Bollinger band là được áp dụng nhiều vào các chiến lược đầu tư vì mang đến hiệu quả cao. Chiến lược kết hợp RSI với dải Bollinger sẽ mang đến hiệu suất tốt nhất trong điều kiện thị trường đang chưa có xu hướng, giúp các nhà đầu tư có nhận định khi nào thị trường ở trạng thái quá bán hoặc quá mua, từ đó có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Vậy Chỉ thị dải Bollinger là gì? Sau đây hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Dải Bollinger Band là gì?
Bollinger bands được một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger phát triển và sở hữu bản quyền.
Dải Bollinger Band là công cụ sử dụng đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) để phân tích kỹ thuật trong phân tích trong lĩnh vực tài chính bằng cách xác định đường giữa, dải bên dưới và dải bên trên của biểu đồ nến. Dải Bollinger bands sẽ tự mở rộng trong các giai đoạn thị trường chuyển động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường chuyển động ít hơn.
Đặc điểm ý nghĩa của dải Bollinger là gì?
Dải Bollinger là một chỉ số về báo giá phổ biến. Nhiều nhà đầu tư cho rằng khi di chuyển càng đến gần dải tên của dải Bollinger bands, thì trường càng quá mua và ngược lại, khi di chuyển đến gần dải thấp hơn, thị trường càng bán đi quá mức.
Dải Bollinger bands thu hẹp (siết chặt): Việc thu hẹp là khái niệm quan trọng trong Bollinger bands. Dải Bollinger sẽ siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA được thu hẹp lại. Khi Bollinger bands siết chặt lại là lúc nhà đầu tư nhận biết rằng cổ phiếu đang trong giai đoạn có sự biến động nhẹ.
Bứt phá: Có khoảng 90% hoạt động giá xảy ra giữa dải trên và dải dưới. Trong các trường hợp khi có sự giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới đều là biến động lớn. Giống như như khi thu hẹp , bứt phá không phải là một dấu hiệu giao dịch. Những lỗi sai mà hầu hết những người tham gia đầu tư mắc phải là tin rằng khi giá chạm hoặc vượt một trong các dải là tín hiệu để mua hoặc để bán. Sự bứt phá không cung cấp các số liệu về hướng và mức độ của sự di chuyển giá trong thời gian tới.

Các hạn chế của dải Bollinger Band
Dải Bollinger Bands không phải là hệ thống chuyên để giao dịch. Mà đây chỉ là những chỉ báo nhằm cung cấp cho người giao dịch thông tin về biến động giá. John Bollinger gợi ý sử dụng dải Bollinger kết hợp với hai hoặc ba chỉ báo không tương quan khác để có thêm các tín hiệu thị trường trực tiếp hơn. Một số kỹ thuật yêu thích của John Bollinger là sự kết hợp của MACD và RSI. Và ông cũng tin rằng điều quan trọng là sử dụng các số liệu dựa trên các loại dữ liệu khác nhau.
Bollinger bands mang đến trọng số dữ liệu cũ và dữ liệu mới ngang bằng nhau bởi vì chúng được tính toán từ SMA, chính vi thế thông tin mới có thể bị trộn lẫn bởi những thông tin cũ. Hơn thế nữa, việc sử dụng SMA 20 ngày và nhiều độ lệch chuẩn là tùy chọn và có thể không hoạt động trong mọi trường hợp. Các nhà đầu tư nên theo dõi chúng bằng cách điều chỉnh số lượng SMA và độ lệch chuẩn cho phù hợp.
Nói tóm lại, Bollinger bands được thành lập để tìm kiếm các cơ hội mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội thành công lớn.

Hướng dẫn sử dụng dải Bollinger Bands để giao dịch chứng khoán
Khi giao dịch theo chỉ báo dải bollinger, nhà đầu tư sẽ dùng dải trên của dải bollinger làm ngưỡng kháng cự và dải dưới để làm ngưỡng bổ trợ. Nếu hành động giá đạt đến các vùng hỗ trợ và kháng cự này, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, phương pháp giao dịch này có một số điểm hạn chế nhất định. Sau đây là một số điều lưu ý khi sử dụng dải Bollinger để giao dịch:
- Nếu giá di chuyển trên Dải bollinger, nó sẽ theo một xu hướng mới. Lúc này, các tín hiệu đóng/mở vị thế cũ không còn chính xác nữa.
- Dải Bollinger khi được mở rộng sẽ cho thấy những biến động về giá tăng lên vì một xu hướng mới đang bắt đầu, dải Bollinger cũ sẽ trở nên thiếu hợp lý khi có dấu hiệu biến động giá bất kỳ.
- Phương pháp phù hợp khi thị trường có xu hướng đi ngang và tích lũy lợi nhuận nhỏ.
Phương pháp kết hợp dải Bollinger và chỉ báo RSI
Để mang đến hiệu quả tối ưu khi đầu tư, người giao dịch thường kết hợp hai hay nhiều các chỉ báo kỹ thuật khác nhau để xây dựng nên một chiếc lược hoàn thiện nhất. Mỗi chỉ số sẽ mang đến những ý nghĩa khác nhau điều này bổ sung thông tin và khắc phục các nhược điểm của từng chỉ số, từ đó sẽ gia tăng xác suất cũng như cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư tốt hơn.
Tuy nhiên không phải chỉ số báo nào cũng có thể kết hợp với nhau. Những chỉ số báo khi cùng nằm chung trên một biểu đồ không những không đạt được kết quả mà còn tạo ra những xung đột chỉ số, làm cho các thông tin bị nhiễu khiến những người giao dịch gặp phải khó khăn khi đưa ra quyết định giao dịch.
Như vậy, phương pháp kết hợp giữa hai chỉ số báo RSI và dải Bollinger có thể phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và có một định hướng chung là mang đến thông tin về tình trạng quá bán quá mua của thị trường.
Đối với Bollinger Bands, ý nghĩa hay mục đích quan trọng nhất vẫn là thể hiện mức độ biến chuyển biến của giá, nhưng dựa vào đấy chúng ta vẫn có thể kết luận rằng thị trường có đang quá mua hay quá bán hay là không. Số liệu từ chỉ báo này cho chúng ta biết được 95% thời gian giá luôn nằm trong phạm vi cả hai dải trên và dưới. 5% còn lại sẽ là những thời điểm mà giá cả sẽ tạm đi lệch ra khỏi dãi trên hoặc đi xuống dải dưới. Hoặc có thể nói là thị trường đang quá bán hoặc đang quá mua.
Đối với RSI thì đơn giản hơn, chỉ báo này cho chúng ta biết thị trường đang rơi vào trạng thái quá bán khi RSI ở mức nhỏ hơn 30 và quá mua khi ở mức trên 70.
Vậy chúng ta sẽ có cách thức giao dịch quá mua và quá bán với 2 loại chỉ báo này như sau:
- Khi RSI ở mức dưới 30 và giá chạm hoặc phá dải dưới của dải Bollinger thì hãy vào lệnh mua
- Khi phá qua dải trên của dải Bollinger và chỉ báo RSI trên mức 70 thì hãy vào lệnh bán.
Nhưng các nhà đầu tư nên cân nhắc không chỉ ở phương pháp kết hợp này mà ở chung với các phương pháp giao dịch khác chính là tỉ lệ thành công của các tín hiệu chỉ số báo không thể nào đạt được 100% . Cách tốt nhất để hạn chế những rủi ro chính là tuân thủ stop loss và cách quản lý vốn.
Thông qua bài viết “Dải Bollinger Band Là Gì?” mong rằng sẽ mang đến cho quý nhà đầu tư những kiến thức tổng quan và cách kết hợp sử dụng chỉ báo RSI và dải Bollinger để có thể nhận định được xu hướng thị trường và mang đến những chiến lược thành công. Nếu quý nhà đầu tư có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Gia Cát Lợi để được hỗ trợ nhiệt tình.