Giá cà phê sẽ về đâu khi dịch Covid chưa kết thúc

Hiện nay, các loại hàng hóa được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng ngày càng đa dạng để các nhà đầu tư hàng hóa có nhiều cơ hội lựa chọn loại sản phẩm phù hợp nhất với mình để an tâm đầu tư vào. Và cà phê cũng là một trong những mặt hàng nhận được khá nhiều sự quan tâm của quý nhà đầu tư. Do vậy, những nhà đầu tư có ý định đầu đầu tư vào cà phê luôn luôn tìm hiểu về thị trường cà phê cả trong nước lẫn thế giới. Và giá cà phê là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu của nhà đầu tư.

Bạn cần biết:

Giá cà phê

Dự báo giá cà phê sẽ tăng trong năm 2020

Có lẻ rằng những nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào cà phê luôn cập nhật tình hình hiện tại và luôn muốn biết những dự báo về xu hướng giá của nó trong tương lai. Sau đây là dự báo về thị trường cà phê trong năm 2020 – một năm có quá nhiều sự kiện quan trọng:

Xu hướng giá cà phê có thể tăng trong năm 2020 do nguồn tiêu thụ lớn còn nguồn cung thì hạn chế. Trong thời gian vừa qua, có thể nói COVID – 19 là một “nỗi ám ảnh” không hề nhỏ của các quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Nó đã làm cho nên kinh tế thế giới lao đao và tất nhiên chuỗi cung ứng và sản xuất cà phê trên thế giới cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu từ một số nước tiêu thụ lớn trên thế giới nên khả năng cao sẽ khiến giá cà phê tăng trong năm 2020.

Ngoài ra, không phải duy nhất chỉ yếu tố cung – cầu tác động đến việc có thể đẩy giá cà phê tăng lên mà cũng có thể yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến việc tăng giá của “anh cả” lần này chính là giá một đồng USD xuống giá nhờ tác động của đình chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, các nền kinh tế sẽ được “vực dậy” trở lại nhờ các chương trình kích cầu của chính phủ các nước.

Dự báo giá cà phê

Tuy là “người anh cả” góp sức mình vào sự phát triển kinh tế nhưng không phải lúc nào “người anh” này cũng mạnh mẻ. Cà phê lại khá nhạy cảm với thời tiết đặt biệt là trong thời tiết cực đoan, giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu. Chỉ cần một sự thay đổi bất lợi như thời tiết sương giá, hạn hán hoành hành tại nước quốc gia đi đầu về sản xuất cà phê như Brazil, Việt Nam, Indonesia hay Colombia cũng có thể làm “lung lay” giá theo hướng khác.

Bên cạnh đó, cà phê được trồng ở nhiều các quốc gia trong và cận vùng nhiệt đới nên được thu hoạch quanh năm. Cà phê hiện nay đang tham gia vào các thị trường gồm từ thị trường phái sinh hàng hóa đến thị trường xuất khẩu của từng nước và hầu hết những giao dịch được thực hiện trong những thị trường này đều dựa trên đồng USD nên lại càng nhạy cảm với các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.

Tóm lại, bức tranh kinh tế vĩ mô nhìn chung đang tạo điều kiện tốt cho giá hàng hóa phái sinh nói chung và giá cà phê nói riêng. Nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc hạ nhiệt, đó có thể là lúc các nước đưa ra những chương trình kích cầu và nhất là đồng USD có cơ hội rẻ hơn.

Giá cà phê hạt arabica

Cà phê đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà

Cà phê có thể nói là loại thức không thể thiếu của mỗi quốc gia. Cà phê là mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhất của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Indonesia, Colombia và là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp đứng đầu tại nhiều quốc gia.

Việt Nam chúng ta tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê dứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Cà phê “ người anh cả” luôn góp hết sức mình vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Giá trị xuất khẩu cà phê chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp tronh những năm gần đây.

Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nữa triệu việc làm cho người dân Việt Nam giúp họ phần nào trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình.

Thị trường cafe

Khi bắt đầu đầu tư vào cà phê nhà đầu tư cần gì?

Không có việc đầu tư nào là không có rủi ro tuyệt đối mà chỉ là rủi ro ít hoặc nhiều – rủi ro ở mức tối thiểu hay ở mức tối đa. Và đầu tư cà phê cũng có thể có rủi ro, nhưng nó mang lại tiềm năng cho lợi nhuận cao. Bởi những lý do sau đây:

  • Cà phê – một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
  • Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Khi quyết định đầu tư vào bất cứ mặt hàng nào không chỉ riêng về cà phê nhà đầu tư không phải chỉ cần tìm hiểu về thị trường cũng như giá là đủ mà còn đòi hỏi bạn cần tìm hiểu thêm về cách thức và nơi sản xuất cà phê, hiểu được các lựa chọn đầu tư của bạn – bạn đầu tư cà phê dựa vào những sự phân tích nào? Dựa vào dự báo giá trong tương lai, dựa vào kết quả phân tích của các chuyên viên phân tích kỹ thuật tại các công ty đang hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa – Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi tự hào là một trong những công ty phái sinh hàng hóa hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam, là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam với đội ngũ chuyên viên phân tích kỹ thuật giàu kinh nghiệm luôn cố hết mình để đưa đến những thông tin khách quan nhất để nhà đâu có hướng đầu tư phù hợp.

Đầu tư cà phê

Nhưng vẫn chưa dừng lại ở đó, bạn cần phải xem xét thêm các rủi ro liên quan có thể gặp phải và sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro mà bạn nghĩ là mình có thể chấp nhận.

Chúc quý nhà đầu tư may mắn!

Đặc tả hợp đồng

Cà phê Arabica ICE US

Hàng hóa giao dịch Cà phê Arabica ICE US (Coffee C)
Mã hàng hóa KCE
Độ lớn hợp đồng 37 500 pounds / Lot
Đơn vị yết giá cent / pound
Thời gian giao dịch Thứ 2 – Thứ 6:
15:15 – 0:30 (ngày hôm sau)
Bước giá 0.05 cent / pound
Tháng đáo hạn Tháng 3, 5, 7, 9, 12
Ngày đăng ký giao nhận 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên 07 ngày làm việc trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn
Ngày giao dịch cuối cùng 08 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn
Ký quỹ Theo quy định của MXV
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV
Biên độ giá Không quy định
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất
Tiêu chuẩn chất lượng Cà phê Arabica loại 1, loại 2, loại 3

Tiêu chuẩn chất lượng

Theo quy định của sản phẩm Cà phê Arabica giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa ICE US.

Cà phê Arabica được chấp nhận giao dịch là cà phê Arabica loại 1, loại 2 và loại 3, đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE US. Phân loại cà phê Arabica được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:

Phương pháp phân loại cà phê của SCAA – Specialty Coffee Association of America Hiệp hội cà phê Mỹ

Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng và tính toàn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.

  • Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê. Không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm hoặc độ chua. Không có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
  • Cà phê loại (2): có không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép . Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua. Không được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.
  • Cà phê loại (3): có không quá 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
  • Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.
  • Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram