Giá cà phê hôm nay được Gia Cát Lợi cập nhật liên tục nhằm mang đến những thông tin hữu ích – nhanh chóng – kịp thời cho quý nhà đầu tư. Cafe hiện nay là một trong những mặt hàng được đầu tư phổ biến giàu tiềm năng, bởi nó ngày càng trở thành thứ thức uống được đông đảo người dân trên khắp thế giới ưa thích. Do đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới có rất nhiều cơ sở sản xuất cà phê. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về tổng quan thị trường cà phê hiện nay trong bài viết sau.
Nội dung
1. Bảng giá cà phê hôm nay 25/04/2023 được cập nhật liên tục
Gia Cát Lợi gửi đến quý độc giả bảng giá cà phê trong nước mới nhất. Giá cà phê hôm nay 25/04/2023 ở trong nước có giá trung bình là 49.400 đ/kg, ngoài ra còn có một vài thông tin mới mọi người cần tìm hiểu chi tiết bảng và biểu đồ ở dưới đây.
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn
Bảng giá có sự khác biệt theo từng khu vực và có thể thay đổi
2. Biểu đồ giá cà phê hôm nay trên thị trường
2.1. Biểu Đồ Giá Cà Phê Hôm Nay Theo Thời Gian Thực Loại Arabica
2.2. Đồ Thị Giá Cà Phê hôm nay Robusta
3. Giới thiệu tất tần tật về cây cà phê
Cà phê (cafe) là một trong những loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các khu vực miền núi tại Việt Nam. Đặc biệt các tỉnh ở Tây Nguyên như Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum… để hiểu chi tiết hơn về giống cây này, chúng ta hãy xem qua nội dung ở dưới đây. Ngoài việc tìm hiểu về bảng giá cafe hôm nay, thì chúng ta cũng nên biết thêm về nguồn gốc, các loại cafe…
Xem thêm: Bảng giá cà phê trực tuyến cập nhật liên tục cho nhà đầu tư
3.1 Nguồn gốc cây cà phê tại Việt Nam
Cà phê là cây ngoại nhập, không phải là cây có nguồn gốc từ Việt Nam mà từ vùng nhiệt đới Châu Phi. Cây thuộc họ thiến thảo (Rubiaceae) trong họ thực vật này được chia thành nhiều chi nhỏ, cây cà phê ta trồng thuộc chi Coffee (chi cà phê). Tuy nhiên, không phải tất cả các loài thuộc giống Coffea đều chứa Caffeine. Một số cây có hình thái hình thái khác với cây cà phê như canh-ki-na, câu đằng, cây nhàu…

Cây cà phê được các nhà truyền giáo người Pháp trồng lần đầu ở Việt Nam vào khoảng năm 1870, lúc đầu chủ yếu là cây cà phê chè, được trồng trong khuôn viên một số nhà thờ ở Kontum, Quảng Bình, Hà Nam… Về sau, trong quá trình đô hộ, người Pháp bắt đầu mở rộng trên quy mô lớn thành các đồn điền. Đồn điền cà phê đầu tiên được thành lập vào năm 1888 tại Kẻ Sở – Bắc Kỳ (nay thuộc Hà Nội). Các loại cà phê cũng bắt đầu trở nên đa dạng hơn và chủ yếu thuộc ba loại:
- Cà phê chè (Tên khoa học Coffea Arabica): Chiếm 61% sản lượng cà phê thế giới
- Cà phê vối (Tên khoa học Coffea Robusta): Chiếm 39% sản lượng cà phê thế giới
- Cà phê mít (Tên khoa học Coffea Liberica): Chiếm ít hơn 1% sản lượng
Ngày nay, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam thuộc loại tốt nhất thế giới, chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước…và một số tỉnh khác của cả nước, là guồn thu nhập chính của nhiều gia đình.
Xem thêm: Bảng giá cà phê Abrabica hôm nay cập nhật mới nhất
3.2 Công dụng và cách dùng cà phê
Tên của thức uống được gọi là cà phê ở Việt Nam, bắt nguồn từ từ Café trong tiếng Pháp. Có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng phổ biến nhất là rang hạt cà phê khô rồi xay thành bột. Dùng nước nóng ngâm lọc hoặc ép lấy nước cốt, bỏ bã. Khi uống có thể uống với đường, sữa, đá tùy theo sở thích.
Ngoài ra, chất caffeine trong hạt cà phê cũng được sử dụng để làm bánh kẹo, đồ uống và thuốc. Với tác dụng kích thích hệ thần kinh, tạo sự tỉnh táo và nâng cao hiệu suất công việc, đặc biệt là làm việc trí óc. Tuy nhiên với liều lượng lớn có thể bị ngộ độc: chân tay yếu, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn …
3.3 Tổng quan thị trường cà phê hiện nay
Nhìn chung, xuất khẩu cà phê như Robusta giảm nhẹ từ 0,8% xuống 1,3%. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chỉ là do xuất khẩu sang Đức, trong khi các nước khác tăng đáng kể. Ví dụ, xuất khẩu ở Ý tăng 123,1%, ở Tây Ban Nha tăng 44,1%, ở Nga là 61,2% …
Tình hình chung của thị trường cà phê trong nước hiện nay vẫn ổn định. Một số thương hiệu lớn có mức độ cạnh tranh khá cao. Tất cả các thương hiệu này đều đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm chất lượng cao. Nhiều loại sản phẩm như cà phê hạt, cà phê xay, cà phê phin hoặc cà phê pha sẵn.
3.4 Các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam
Việt Nam rất may mắn khi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, được coi là khí hậu thích hợp nhất cho việc trồng cà phê. Tính đến nay, tại Việt Nam có hơn 50 loại cà phê khác nhau. Một số loại cà phê phổ biến là:
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối: Đây là loại cà phê ngon nhất Việt Nam và chiếm 90% sản lượng toàn nước.Cà phê Robusta cũng chính là nông sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Cây cà phê này sống ở độ cao 600m với điều kiện thổ nhưỡng. Vì thế, Tây Nguyên là nơi trồng nhiều nhất loại cây này. Hương vị của nó rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, đắng nhưng không chua và có hàm lượng caffein khá cao. Tuy nhiên, cà phê Robusta quá đậm đặc đối với một số người.
Cà phê arabica còn được gọi là cà phê chè: Loại cà phê này rất phổ biến ở rừng cao. Arabica thường được trồng ở độ cao 800 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, nếu loại cà phê này được trồng ở độ cao từ 1.000 đến 1.200 mét thì hương vị của nó sẽ rất đậm đà và thơm ngon. Mặc dù Arabica có mùi vị rất hấp dẫn nhưng khi chín lại không chín đều nên việc thu hoạch khá khó khăn vì phải hái từng trái chín và giữ lại trái xanh trên cây cho lần thu hoạch sau.
Nhìn chung, khi nhìn vào thị trường cà phê hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thị trường mặc dù khá phức tạp và có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển.
Xem thêm: Nhận định tình hình thị trường Cà Phê tại Việt Nam và trên Thế Giới

3.4. Thời gian để sinh trưởng và thu hoạch cây cà phê
Cây cà phê cho trái sau khi trồng khoảng 3-4 năm. Quả đầu thường được gọi là quả bói. Tùy theo khả năng sinh trưởng và nhu cầu thu hoạch, người ta sẽ ngắt hoa, nhưng không cho tạo trái bói, tạo sức cho cây phát triển vào cành, ra lá. Từ năm thứ 4 người ta mới bắt đầu thu hoạch hàng loạt.
Ở Việt Nam thời gian thu hoạch Cafe không phải ở nơi nào cũng giống nhau, tuy nhiên giai đoạn thu phổ biến là từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Thông thường các tỉnh thành như Đắk Lăk, Lâm Đồng… sẽ thu hoạch trước rồi đến các tính còng lại
3.5 Giá trị kinh tế của các loại cây cà phê
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Đây là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Vì vậy, ngành trồng cà phê đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giá trị xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch.
- Ngành công nghiệp cà phê cũng là một ngành đóng góp chính vào doanh thu của chính phủ. Giá trị hàng năm mà cà phê đóng góp cho nước ta từ 1 đến 1,2 tỷ USD / năm.
- Việc trồng cà phê giúp giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện cuộc sống của người dân.
Thị trường Cà Phê tại Việt Nam luôn có sự biến động, do đó chúng ta nên thường xuyên cập nhật bảng giá cafe mới nhất. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư việc tìm hiểu về giá cà phê hôm nay là điều gần như bắt buộc. Gia Cát Lợi sẽ luôn gửi đến quý nhà đầu tư những thông tin mới và chính xác nhất để từ đó giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư.