Giá hàng hóa – Những biến động mới trên sàn giao dịch phái sinh
Hiện nay trên thị trường hàng hóa phái sinh, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có 19 mặt hàng được cấp phép giao dịch, chia thành 4 nhóm hàng lớn, bao gồm nông sản (đậu tương, lúa mì, ngô, dầu đậu, khô đậu), kim loại (bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt), nguyên liệu công nghiệp (cà phê Arabica, đường, cacao, bông, caosu) và nhóm hàng năng lượng.
Nhóm hàng hóa năng lượng (gồm dầu WTI, dầu Brent, xăng pha chế, khí tự nhiên, dầu ít lưu huỳnh)
Mặc dù là mặt hàng mới được niêm yết giao dịch trong năm nay nhưng nhóm hàng năng lượng được kỳ vọng rất lớn rằng sẽ tạo ra điểm nhấn trên sàn giao dịch phái sinh. Theo nhận định của các chuyên gia nhóm năng lượng tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, các mặt hàng thuộc nhóm năng lượng đang được giao dịch rất sôi động trên thế giới. Các nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty sản xuất và kinh doanh dầu khí từ nhiều quốc gia khác nhau đều tham gia giao dịch. Với cơ chế giao dịch mua bán hai chiều, cùng với sự đa dạng của nhóm sản phẩm năng lượng, sẽ cho phép nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục, tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo được mức độ an toàn hợp lý. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, họ có thể chủ động về chi phí đầu vào sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp có chi phí phụ thuộc vào giá năng lượng.
Nhóm hàng hóa nông sản (đậu tương, lúa mì, ngô, dầu đậu, khô đậu)
Đây là một trong những nhóm hàng hóa được Sở giao dịch niêm yết giao dịch sớm nhất nên mức giá giao dịch khá ổn định. Tuy nhiên, đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên giá giao dịch các sản phẩm của nhóm nông sản giảm nhẹ.
Những tháng cuối năm, dịch bệnh căn bản đã suy giảm nên giá thành của các sản phẩm nông sản cũng có nhiều khởi sắc khi tăng nhẹ trung bình từ 0.5 đến 1%. Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới tháng 7 có nhiều biến động trái chiều, trong đó đậu tương không thay đổi, ngô giảm 0,1% song lúa mì thay đổi nhẹ. Cụ thể, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Chicago tăng 0,2% lên 9,01-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 20/7/2020. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng gần 1% và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Chicago giảm 0,7% trong tuần, tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Chicago giảm 0,4% trong tuần, tuần giảm đầu tiên trong 1 tháng.
Theo kỳ vọng thì trong những tháng cuối năm giá thành các mặt hàng nông sản sẽ có xu hướng tăng và mức giảm không đáng kể.
Nhóm hàng hóa kim loại (bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt)
Kim loại chiếm hơn 75% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học. Không những thế, kim loại còn được sử dụng như một vật dụng để đo lường giá trị hàng hóa trong hoạt động mua bán. Trong số các hợp đồng giao dịch thì kim loại có mức thanh khoản thấp nhất (13%). Với những thế mạnh cũng như sự thiết yếu của mình, kim loại đóng vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế của quốc gia. Nếu nắm bắt được những đặc điểm của nhóm hàng hóa này sẽ giúp cho nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình trên sàn giao dịch phái sinh. Mặc dù chịu tác động không hề nhỏ từ Covid nhưng nhóm hàng này đã nhanh chóng lấy lại sự cân bằng và có dấu hiệu tăng cao hơn trong những tháng cuối năm.
Theo thống kê mới nhất từ Sở giao dịch hàng hóa thì trong tháng 7, mức giá giao dịch nhóm hàng kim loại ở mức ổn định, có giảm nhưng không đáng kể.
- Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay đạt mức cao nhất 1 năm. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Singapore tăng 0,3% lên 107,62 USD/tấn.
- Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống 6.492 USD/tấn, trong khi giá đồng kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 52.020 CNY (7.429,52 USD)/tấn, theo xu hướng giá đồng qua đêm tại London tăng. Giá đồng giảm một phần là ảnh hưởng do căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng leo thang.
- Ở chiều ngược lại, giá bạc và bạch kim nửa đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch đều nằm ở mức tăng trưởng âm. Trong tương lai gần, giá Bạc được dự đoán sẽ biến đổi theo chiều hướng đi lên, khi các chính sách mở cửa, nới lỏng được thông qua và những biện pháp hồi phục kinh tế sẽ đẩy lạm phát lên cao, qua đó làm tăng giá kim loại Bạc.
Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp (cà phê Arabica, đường, cacao, bông, caosu)
Đây là nhóm hàng chịu ít tác động nhất trong các nhóm hàng giao dịch phái sinh từ đại dịch Covid. Mặc dù mức giá đầu năm cũng giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt là mặt hàng Cacao, tính tới thời điểm tháng 7/2020 vẫn có dấu hiệu tăng, và tăng mạnh. Thị trường bông thế giới giảm mạnh trong những tháng đầu năm do Covid-19, nhưng đang hồi phục trở lại.
Mức giá Cà phê tại thị trường London, tính chung tuần thứ 30 thì đã có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Tương tự, trên thị trường New York cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 6,1 cent, tức tăng 5,96 %, lên 108,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 6,5 cent, tức tăng 6,2 %, lên 111,3 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Đầu tư hàng hóa phái sinh ở đâu để có mức giá ưu đãi nhất?
Đi đôi với tầm nhìn và sứ mệnh luôn hướng tới lợi ích của khách hàng, tập thể Công ty Gia Cát Lợi đã và đang ngày càng nỗ lực hành động nhằm tạo ra giá trị cao nhất cho quý Khách hàng, quý cổ đông và người lao động, đồng thời cũng đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật những thông tin mới nhất về giá hàng hóa và những ưu thế của mình, Gia Cát Lợi tự tin sẽ trở thành người bạn đồng hành đắc lực của các nhà đầu tư trên con đường đầu tư hàng hóa phái sinh trong tương lai.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ mở tài khoản và giải đáp những thắc mắc liên quan đến đầu tư hàng hóa phái sinh.
Chúc các nhà đầu tư thành công!