Kinh Doanh Hàng Hóa

Kinh Doanh Hàng Hóa – Kinh Doanh Hàng Hoá Trên Sàn Giao Dịch

Kinh doanh hàng hóa là gì, hoạt động kinh doanh hàng hóa tại thị trường Việt Nam như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh hàng tại thị trường Việt Nam nhé!

1. Kinh doanh hàng hóa hóa là gì? 

1.1 Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là gì?

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất hàng hoá tồn tại một phạm trù lịch sử đó chính là “hàng hóa”. Hàng hóa được hiểu như là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hóa hiện nay như: hàng hóa thông thường, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa vô hình, hàng hóa hữu hình, hàng hóa công cộng, hàng hóa tư nhân,…Theo dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…Dạng vô hình như những Dịch vụ thương mại, vận tải hay Dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ,…Hàng hoá có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc nhiều người cùng sử dụng. 

1.2 Hoạt động kinh doanh hàng hóa là gì?

Hoạt động kinh doanh hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng hoá

Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động kinh doanh hàng hóa chủ yếu là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào hoạt động kinh doanh hàng hoá với thương nhân, nếu lựa chọn áp dụng Luật Thương mại thì sẽ trở thành một bên chủ thể của hoạt động này.

Về đối tượng: Đối tượng của hoạt động kinh doanh  hàng hoá là hàng hóa. Theo quy định của Luật Thương mại, hàng hóa bao gồm các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá bị cấm, bị hạn chế kinh doanh  , hàng hoá kinh doanh   có điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia.

Về chuyển giao quyền sở hữu: Trong hoạt động kinh doanh  hàng hoá luôn có sự tham gia của hai bên, bên mua và bên bán, trong đó hàng hoá chuyển dịch từ bên bán sang bên mua, đồng thời với sự chuyển dịch này, quyền sở hữu hàng hoá cũng chuyển từ bên bán sang bên mua. Do đó, hoạt động kinh doanh  hàng hoá khác với một số hoạt động thương mại khác như cho thuê hàng hóa, thuê vận chuyển hàng hóa…

Về mục đích: Như các hoạt động thương mại nói chung, mục đích của hoạt động kinh doanh  hàng hóa là lợi nhuận. Mục đích sinh lợi thể hiện bản chất của hoạt động thương mại. Nếu không nhằm mục đích sinh lợi thì hợp đồng kinh doanh  hàng hóa chỉ là một loại hợp đồng dân sự thông thường. Mục đích sinh lợi không bắt buộc phải có ở các bên tham gia hoạt động thương mại, nhưng nhất thiết phải có ở thương nhân.

2. Sự khác biệt giữa các loại hàng hóa hiện nay trên thị trường

2.1 Hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa thứ cấp là loại hàng hóa có nhu cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Đó là dạng hàng hóa có độ co giãn thu nhập bị âm (YED<0). Trong kinh tế, cầu về loại hàng này giảm khi thu nhập tăng hoặc nền kinh tế được cải thiện. Một khi điều này xảy ra thì người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm thay thế tốn kém hơn. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của người tiêu dùng hoặc do sự cải thiện về chất lượng cuộc sống khi người dân có thu nhập cao hơn. Và ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp tăng khi thu nhập giảm hoặc nền kinh tế bị thu hẹp dần.

2.2 Hàng hóa tư nhân 

Đây là sản phẩm mà một người bắt buộc phải mua nếu muốn tiêu thụ nó và việc một cá nhân tiêu thụ nó sẽ ngăn cản các cá nhân khác thực hiện điều này. Hay nói cách khác, những loại hàng khi có sự cạnh tranh giữa các cá nhân để sở hữu nó thì đều được coi là “hàng tư nhân”. Loại hàng tư nhân cũng được xem như là bất kì vật phẩm nào chỉ có thể được sử dụng hoặc tiêu thụ bởi một bên tại cùng một thời điểm. Trong gia đình cũng có nhiều loại hàng tư nhân, vì chúng chỉ có thể được sử dụng bởi những người có quyền tiếp cận chúng, theo đó bất kỳ mặt hàng nào sau khi sử dụng sẽ bị phá hủy hoặc không thể tiếp tục sử dụng theo chức năng ban đầu được nữa, ví như thực phẩm và giấy vệ sinh.

2.3 Hàng hóa xa xỉ 

Xa xỉ phẩm hay hàng hóa cao cấp (Luxury Product) đều là những loại sản phẩm có hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu lớn hơn 1. Điều này có hàm ý là thu nhập tăng, tỷ trọng thu nhập để mua sản phẩm đó cũng tăng theo. Hàng hóa cao cấp được cho là có độ co giãn cao về nhu cầu, tức là khi mọi người trở nên giàu có hơn, họ sẽ có nhu cầu mua thêm mặt hàng xa xỉ. Nhưng nếu có sự suy giảm thu nhập thì nhu cầu của nó sẽ giảm theo, có nghĩa là hàng hóa cao cấp có thể trở thành hàng hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng thứ cấp ở các mức thu nhập khác nhau.

2.4 Hàng hóa không thuần túy

Hàng hóa công cộng không thuần túy (Impure public goods). Loại hàng này mang một số đặc điểm của hàng hóa công cộng nhưng không hoàn toàn không có tính cạnh tranh hoặc không có tính loại trừ. Hàng hóa công cộng thuần túy về cơ bản là loại hàng có 2 thuộc tính của hàng hóa công cộng, là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ. Đa số các mặt hàng công cộng được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Và những HHCC đó sẽ được gọi là HHCC không thuần túy.

3. Một số hoạt động kinh doanh hàng hoá đặc biệt

Ngoài các hoạt động kinh doanh hàng hoá thông thường, pháp luật thương mại quy định về các hoạt động kinh doanh hàng hoá đặc biệt.

3.1. kinh doanh hàng hoá quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ kinh doanh hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Từ quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể nhận biết hoạt động kinh doanh hàng hoá quốc tế qua các dấu hiệu: Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài; căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng hoá diễn ra ở nước ngoài; ít nhất một bên mang quốc tịch nước ngoài.

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu diễn ra thường xuyên, phố biến nhất. Khi ký kết hợp đồng xuất, nhập khẩu các bên có thể lựa chọn và căn cứ vào pháp luật của một nước khác hoặc pháp luật, thông lệ quốc tế.

3.2. kinh doanh hàng hóa qua Sở giao dịch

kinh doanh hàng hóa qua Sở giao dịch là hoạt động theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc kinh doanh một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Dấu hiệu kinh doanh hàng hóa qua Sở giao dịch:

Thứ nhất, đối tượng của hoạt động kinh doanh hàng hoá là hàng hoá trong tương lai, tức là các bên không giao, nhận hàng hóa tại thời điểm thiết lập giao dịch.

Thứ hai, việc kinh doanh hàng hoá được tiến hành thông qua bên thứ ba là Sở giao dịch hàng hoá là bên có chức năng cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch, kinh doanh hàng hoá; điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Sở giao dịch có thể được tổ chức dưới hình thức Sàn giao dịch, Trung tâm giao dịch.

Thứ ba, việc kinh doanh hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện dưới hình thức hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn 1. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với một mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

Trước đây, hàng hoá được kinh doanh qua sở giao dịch thường là các loại hàng hoá đặc biệt. Hiện nay, hình thức kinh doanh hàng hoá này đang ngày càng diễn ra phổ biến, mang tính chuyên nghiệp hơn đối với nhiều loại hàng hoá.

4. Kinh doanh hàng hoá trên sàn giao dịch phái sinh hàng hoá

4.1 Sàn giao dịch hàng hóa 

Sàn giao dịch hàng hóa là nơi để giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, nơi mà các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mua và bán các loại hàng hóa của mình cho cộng đồng nhà đầu tư. Sàn sẽ niêm yết các mã hàng hóa đang giao dịch được Sở giao dịch hàng hóa hoặc tổ chức có thẩm quyền triển khai giao dịch và pháp luật bảo hộ, do đó tất cả giao dịch sẽ có tính minh bạch, công khai. Dựa vào các phán đoán thị trường ngắn hạn và dài hạn của hàng hóa để kiếm lợi nhuận mà không ngại bị thụ động, chịu tác động bởi một cá nhân hay doanh nghiệp nào cả. Sàn giao dịch hàng hóa sở hữu một hệ thống đặt khớp lệnh giao dịch tự động, thông báo tình trạng lệnh trong suốt phiên giao dịch. Khi giao dịch trên sàn, nghĩa là nhà đầu tư đang giao dịch tập trung, có sự bảo vệ và quản lý bởi pháp luật.

4.2 Mặt hàng có trên sàn giao dịch hàng hoá

Trên sàn giao dịch hàng hóa hiện nay tại có 4 nhóm ngành là: Nông sản, kim loại, năng lượng, và nguyên liệu nông nghiệp trong đó có đa dạng các mặt hàng khác nhau, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn mặt hàng đầu tư hơn. Các mặt hàng này được Sở giao dịch hàng hóa quy định 1 số yếu tố nhất định như khối lượng,… 

4.3 Sàn hàng hóa Việt Nam 

Việc mua bán hàng hóa qua các sở giao dịch tại thị trường Việt Nam diễn ra khá nhanh chóng, thuận tiện với 3 lợi ích cơ bản như sau:

  • Là công cụ bảo hiểm giá trên thị trường, có nhiệm vụ niêm yết giá, tránh tình trạng thổi phồng giá. Qua đó, giúp người mua và người bán giảm thiểu rủi ro.
  • Việc mua bán hàng hóa phát sinh đã được bộ Công Thương cấp phép hoạt động và các thành viên trong sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chấp thuận.
  •   Cung cấp số liệu, thống kê, bản tin minh bạch, chính xác để giúp các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đầu tư hiệu quả. 

Tại Việt Nam, việc giao dịch hàng hóa phái sinh được đảm bảo của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) và được bảo hộ bởi Bộ Công Thương Việt Nam. Nên các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính pháp lý và mức độ an toàn khi giao dịch hàng hóa phái sinh. một ưu điểm nữa ít được nhắc đến chính là ưu thế về nông nghiệp. Việt Nam là một trong những có ưu thế về quốc gia về nông nghiệp, trong đó phải kể đến gạo và cà phê, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia xuất khẩu gạo và cà cà phê lớn nhất thế giới, 2 mặt hàng này cũng nằm trong danh mục những mặt hàng được phép đầu tư của sở giao dịch. Chính vì thế, nhà đầu tư có thể dễ dàng quan sát được tình hình biến động của thị trường nông nghiệp, nhờ vậy có thể lựa chọn hướng đi chính xác nhất.

5. Giao dịch hàng hóa ở đâu?

Giao dịch hàng hóa ở đâu?

Gia Cát Lợi là công ty đứng đầy trong ngành đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay, là thành viên của MXV. Trong 5 năm hình thành và phát triển, Gia Cát Lợi đã không ngừng cố gắng vươn lên vị trí thành viên top đầu của MXV. 

Gia Cát Lợi luôn tự hào là công ty về đầu tư hàng hóa phái sinh xứng đáng được đứng đầu hiện nay. Luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đầu tư tốt nhất, luôn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đầu tư cùng Gia Cát Lợi.  

Khách hàng có thể yên tâm Gia Cát Lợi được chính Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam bảo hộ về pháp lý. Nhân viên có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đầu tu tài chính nói chung và đầu tư hàng hóa phái sinh nói riêng. 

Nếu khách hàng là những nhà đầu tư “Trẻ” chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì cũng đừng lo lắng. Gia Cát Lợi có các khóa học về đầu tư. Nhà đầu tư có thể được học về đầu tư cũng như những điều cần thiết trong quá trình đầu tư hàng hóa phái sinh 

Liên hệ để được đăng ký khóa học tại: 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://dautuhanghoa.vn

SĐT: 024 7109 9247.

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
4.5/5 - (212 bình chọn)
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!