Mô Hình Giá Đường Xu Hướng

Mô Hình Giá Đường Xu Hướng (Trendline) – Cách Giao Dịch

Mô hình giá đường xu hướng (còn được gọi là đường trendline) là một đường thẳng nối giữa các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau. Mô hình này có thể xác định được xu hướng của giá trong tương lai.

Đường xu hướng Trendline là một trong những công cụ kỹ thuật phổ biến diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Vậy mô hình giá đường xu hướng là gì? Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

1. Mô hình giá đường xu hướng (trendline) là gì?

Mô hình giá đường xu hướng (trendline) là gì?

Đường xu hướng (còn được gọi là đường trendline) là một đường thẳng nối giữa các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau. Mô hình này có thể xác định được xu hướng của giá trong tương lai. Nó có vai trò là đường kháng cự và hỗ trợ giúp nhà đầu tư tìm được các điểm ra vào lệnh.

Nếu ta nối hai hoặc nhiều điểm trên đồ thị với nhau, ta sẽ được đường trendline. Đường trendline chính là đường thẳng nối đỉnh với đỉnh và đáy với đáy.

2. Các loại đường Trendline

Các loại đường Trendline

Có 3 loại đường xu hướng 

  • Xu hướng tăng (Uptrend) hay đường hỗ trợ là đường thẳng nối các đáy lại với nhau, đáy sau cao hơn đáy trước, khi giá chạm đường này sẽ bật lên.
  • Xu hướng giảm (Downtrend) hay đường kháng cự là đường thẳng nối các đỉnh lại với nhau, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, khi giá chạm đường này sẽ giảm xuống.
  • Xu hướng đi ngang hay đường Sideway là các đỉnh và đáy bằng nhau, không có biến động giá.

Tuy nhiên, chỉ có 2 loại đường trendline là đường trendline tăng và đường trendline giảm.  Đường Sideway không có biến động giá nên đường này không được coi là đường xu hướng.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy rằng muốn tạo được 1 đường trendline cần phải nối các điểm giá lại với nhau. Cụ thể, đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước hoặc đáy sau phải thấp hơn đáy trước thì mới có thể tạo 1 đường trendline có độ dốc. Đây chính là điểm khác biệt của trendline so với hỗ trợ và kháng cự.

3. Cách vẽ đường xu hướng

3.1 Vẽ đường xu hướng 

Để vẽ được một đường xu hướng đơn giản, cần làm những bước như sau:

Bước 1: Xác định mã hoặc tài sản mà bạn vẽ đường trendline xem nó đang trong xu hướng tăng hay giảm. Để làm điều này, bạn hãy so sánh vị trí của các đỉnh và đáy trong biểu đồ giá.

Bước 2: Khi bạn đã xác định được hướng của xu hướng, hãy đánh dấu các đỉnh và đáy trên biểu đồ. Bạn có thể làm điều này bằng cách vẽ các đường ngang trên đỉnh và đáy của biến động giá.

Bước 3: Nếu xu hướng tăng, hãy vẽ một đường thẳng nối các đỉnh. Mặt khác, nếu xu hướng giảm, hãy nối các đáy nối các điểm đáy. Đường này biểu thị xu hướng giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 4: Mở rộng đường xu hướng sang bên phải của biểu đồ để xem giá có thể hướng tới đâu trong tương lai. Điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt.

Bước 5: Để xác nhận tính hợp lệ của đường xu hướng, hãy tìm ít nhất ba điểm tiếp xúc với đường này. Những điểm này phải là mức cao hoặc mức thấp của xu hướng. Điều này sẽ cung cấp xác nhận bổ sung về hướng xu hướng.

3.2 Vẽ đường xu hướng trên phần mềm

Có nhiều chương trình phần mềm khác nhau mà bạn có thể sử dụng để vẽ các đường xu hướng, nhưng hai trong số những chương trình phổ biến nhất là MT4 và Tradingview.

Để vẽ đường xu hướng trên MT4, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Chọn biểu tượng ” / ” trên thanh công cụ.
  • Giữ nút chuột trái và kéo con trỏ để kết nối các đỉnh của đường xu hướng. Nếu bạn muốn vẽ một đường xu hướng giảm (Downtrend), hãy nối các đỉnh; nếu bạn muốn vẽ một đường xu hướng tăng (Uptrend.), hãy nối các đáy
  • Khi bạn đã kết nối các đỉnh, hãy thả nút chuột trái để tạo đường xu hướng

Trong Tradingview, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bấm vào biểu tượng 3 sọc ngang ở bên trái màn hình để mở menu công cụ vẽ
  • Cuối cùng chọn trendline rồi nối các đỉnh và đáy như trong phần mềm MT4

4. Cách giao dịch với đường xu hướng

4.1 Giao dịch theo hướng điều chỉnh

Giao dịch theo hướng điều chỉnh

Một xu hướng điều chỉnh thường xảy ra khi xu hướng chính tăng hoặc giảm quá nhiều, khiến giá quay trở lại xu hướng ban đầu. Và 1 xu hướng điều chỉnh nên nhỏ hơn xu hướng chính. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với giai đoạn ổn định. Do đó, giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ rủi ro hơn.

4.2 Giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng

Khi vẽ 1 đường trendline, ta có thể xác định và chuẩn bị giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng. Nếu đường xu hướng được xác nhận bởi 3 điểm, bạn sẽ tìm được 1 điểm vào rõ ràng cho lệnh giao dịch. Nếu xác nhận xu hướng tăng, ta có thể giao dịch ngay vào lần “Bounce” nảy giá tiếp theo từ đường xu hướng đó, giả sử rằng hành vi giá đã xác nhận giả thiết này của bạn. 

4.3 Giao dịch theo xu hướng phá vỡ và đảo chiều

Giao dịch theo xu hướng phá vỡ và đảo chiều

Khi giá đang di chuyển theo một hướng cố định và xuất hiện các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn, một xu hướng tăng đang hình thành. Nhưng mô hình này hoàn toàn có khả năng đảo chiều. Khi điều này xảy ra, giá sẽ thay đổi và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.

5. Những lưu ý khi sử dụng đường Trendline

Khi sử dụng đường xu hướng trong giao dịch các nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau đây.

Thứ nhất, cần có ít nhất ba điểm nằm trên cùng một đường thì vẽ đường xu hướng mới chuẩn

Khi vẽ một đường xu hướng, cần xác định được hai điểm. Tuy nhiên, để tìm ra ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, điều quan trọng là phải cần thêm một điểm khác nằm trên cùng một đường với hai điểm ở trên. Điểm thứ ba này được gọi là tín hiệu xác nhận xu hướng.

Nhìn vào đường trendline, nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường. Trong trường hợp xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể giao dịch ngay khi lần nảy giá tiếp theo xảy ra từ đường xu hướng.

Thứ hai, đường xu hướng không chỉ chỉ là một đường mà nó là một vùng, một ngưỡng. 

Mô hình giá đường xu hướng (Trendline) sẽ giúp nhà giao dịch xác định được vùng có áp lực cao để vào lệnh khi xu hướng giảm đang xảy ra và phe bán đang nắm ưu thế. Khi giá tiệm cận đường trendline và có dấu hiệu bị từ chối (đồ thị nến râu dài), điều này cho thấy áp lực bán rất mạnh, đồng thời vùng giá đó trùng với vùng kháng cự thì khả năng giá tiếp tục giảm là rất lớn, nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán tại đó.

Ngược lại, khi phe mua đang chiếm ưu thế trên thị trường, nhà đầu tư nên đợi giá giảm điều chỉnh và chạm vào đường trendline đi lên, vùng giá trùng với vùng hỗ trợ, lúc này nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.

Thứ ba, đường trendline luôn luôn là đường chéo không bao giờ là đường ngang. Độ dốc của trendline càng cao thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng lớn.

Cuối cùng, các nhà giao dịch có thể dựa vào râu của đồ thị nến để vẽ trendline, nếu râu quá dài thì bỏ qua.

Xem thêm bài viết: Mô hình giá giật tạo đỉnh / giật tạo đáy (Spikes and Tails)

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
5/5 - (295 bình chọn)
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!