Mô Hình Giá Tam Giác

Mô Hình Giá Tam Giác (Triangle)- Cách Giao Dịch

Mô hình tam giác (Triangle) là mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm và báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. 

Mô hình tam giác là một loại mô hình phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính và nó có nhiều biến thể khác nhau. Hiện nay, mô hình tam giác có 3 loại chính là: Mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm và mô hình tam giác cân.

1. Mô hình giá tam giác (Triangle) là gì?

Mô hình giá tam giác (Triangle) là gì?

Mô hình tam giác (Triangle) là mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm và báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình tam giác theo một hướng cụ thể. 

Mô hình tam giác được hình thành bởi 2 đường xu hướng, một trong 2 đường này sẽ dốc xuống hoặc hướng lên, đường còn lại sẽ đi theo hướng ngược lại hoặc đi ngang. Hai đường này hội tụ tại một điểm ở phía bên phải của mô hình. Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh và đóng vai trò là một đường kháng cự trong khi còn đường phía dưới đi qua các đáy chính là đường hỗ trợ.

2. Đặc điểm

Để xác định mô hình tam giác, các trader cần quan sát các yếu tố sau:

Mô hình cần ít nhất 4 điểm để hình thành, bao gồm tối thiểu 2 đỉnh trên và tối thiểu 2 đáy dưới.

Đỉnh sau cần thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cần thấp hơn đáy trước để tạo ra độ dốc đường hỗ trợ lớn hơn độ dốc đường kháng cự.

Hai cạnh của tam giác phải hội tụ về một điểm.

Để xác nhận mô hình tam giác hoàn thành, giá cần phá vỡ một trong hai cạnh của tam giác.

Mô hình tam giác rất giống với mô hình cái nêm và mô hình cờ đuôi nheo, vì vậy để tránh nhầm lẫn, các trader cần phải nắm chắc đặc điểm nhận dạng của mỗi mô hình. Nắm bắt đúng thời cơ, các nhà đầu tư có thể tận dụng mô hình tam giác để kiếm lợi nhuận trong giao dịch.

3. Các loại mô hình tam giác

Mô hình tam giác là một loại mô hình phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính và nó có nhiều biến thể khác nhau. Mỗi loại mô hình tam giác sẽ có ý nghĩa, đặc điểm và cách giao dịch khác nhau. Hiện nay, mô hình tam giác có 3 loại chính là: Mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm và mô hình tam giác cân.

3.1 Mô hình tam giác cân 

Mô hình tam giác cân được hình thành bởi một đường trendline giảm dốc và một đường trendline tăng dốc, tạo thành một hình tam giác. Hai đường trendline này có độ dốc gần bằng nhau và hội tụ tại một điểm giữa nằm bên phải của hình tam giác. Trong quá trình hình thành, khối lượng giao dịch sẽ giảm từ trái sang phải. 

Ý nghĩa

Mô hình tam giác cân là cung cấp một tín hiệu trung lập, có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này cho thấy sự phe mua và phe bán đều đang có tâm lý chờ đợi của thị trường trước các động thái tiếp theo. Do đó, để xác định hướng đi của thị trường, các trader cần chờ đợi tín hiệu phá vỡ cạnh của tam giác. Sau khi breakout, giá sẽ di chuyển theo hướng bứt phá.

Cách giao dịch

Cách giao dịch Mô hình tam giác cân 

Điểm vào lệnh: Buy (mua) khi nến xanh breakout thoát ra khỏi đường trendline giảm. Sell (bán) khi nến đỏ đóng cửa  breakout đường trendline tăng. Với mô hình tam giác cân, trader cũng nên đợi giá quay trở lại  để test lại và vào lệnh cho an toàn.

Cắt lỗ, Chốt lời: Tương tự như  mô hình tam giác tăng dần và giảm dần.

3.2 Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm là một mô hình được tạo thành bởi một đường trendline giảm (hướng xuống) và một đường hỗ trợ nằm ngang. Hai đường này hội tụ tại một điểm ở phía bên phải của mô hình. Trong khi khối lượng giao dịch tăng dần.

Ý nghĩa

Mô hình này thường xuất hiện trong các xu hướng giảm vẫn đang mạnh. Nó báo hiệu rằng sự giảm giá có thể tiếp diễn và phe bán vẫn đang mạnh, trong khi phe mua đang yếu thế vì không thể đẩy giá vượt qua vùng hỗ trợ.

Khi hai cạnh của tam giác tiến gần đến nhau, các nhà giao dịch thường chờ đợi tín hiệu breakout xuống dưới. Sau khi breakout xảy ra, giá thường giảm mạnh và các nhà giao dịch có thể tận dụng cơ hội này bằng cách đặt lệnh Sell (bán).

Cách giao dịch

Cách giao dịch Mô hình tam giác giảm

Điểm vào lệnh: Để vào lệnh khi thị trường đang trong xu hướng giảm, trader có thể chờ đến khi cây nến đỏ breakout khỏi vùng hỗ trợ hoặc đợi giá quay lại retest lại vùng phá vỡ để giảm thiểu rủi ro. Phương pháp vào lệnh thứ hai sẽ giúp trader tránh được những phá vỡ giả.

Điểm cắt lỗ: Đặt stop loss tại đỉnh gần nhất của mô hình để giảm thiểu rủi ro khi thị trường di chuyển ngược lại.

Điểm chốt lời: Để chốt lời, trader có thể sử dụng tiêu chí dựa trên chiều cao của tam giác, với mức chốt lời được đặt cách điểm vào lệnh một khoảng bằng với chiều cao của tam giác.

3.3 Mô hình tam giác tăng 

Mô hình tam giác tăng được tạo thành bởi một đường trendline tăng (hướng lên) và một đường kháng cự ngang phía trên. Hai đường này hướng tới việc giao nhau tại một điểm ở phía bên phải của mô hình. Khối lượng giao dịch tăng dần từ trái sang phải.

Ý nghĩa

Mô hình này thường xuất hiện trong các xu hướng tăng giá còn mạnh, báo hiệu rằng sự tăng giá có thể tiếp diễn. Đáy sau của mô hình cao hơn đáy trước, cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế trong khi phe bán đang yếu thế vì không thể đẩy giá vượt qua vùng kháng cự.

Khi mô hình tam giác tăng hoàn thành, giá sẽ breakout khỏi vùng kháng cự và tăng mạnh. Các nhà giao dịch có thể tận dụng cơ hội này bằng cách đặt lệnh Buy (mua) để đón đầu xu hướng tăng giá.

Cách giao dịch

Cách giao dịch Mô hình tam giác tăng

Điểm vào lệnh: Để vào lệnh, trader có thể chờ đến khi cây nến xanh breakout khỏi vùng kháng cự hoặc an toàn hơn là đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ, với điểm vào lệnh được xác định dựa trên mức giá đóng cửa của cây nến. 

Cắt lỗ: Đặt stop loss tại đáy gần nhất của mô hình để giảm thiểu rủi ro khi thị trường di chuyển ngược lại.

Chốt lời: Để chốt lời, trader có thể sử dụng một tiêu chí dựa trên chiều cao của tam giác, với mức chốt lời được đặt cách điểm vào lệnh một khoảng bằng với chiều cao của tam giác.

4. Lưu ý khi giao dịch với mô hình giá tam giác

Trước khi hình thành mô hình, cần xác định chính xác xu hướng và đảm bảo rằng xu hướng vẫn đang mạnh mẽ cho mô hình tam giác tăng và giảm.

Để dễ dàng phân biệt với các mô hình giá khác, nên kiên nhẫn chờ đợi giá break out khỏi mô hình và nắm bắt đặc điểm của mô hình tam giác.

Nên kết hợp ít nhất 2 tín hiệu từ các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác, không sử dụng một mình tín hiệu từ mô hình giá.

Trader không bao giờ được quên đặt cắt lỗ, chốt lời cho mỗi lệnh giao dịch vì không ai có thể đảm bảo giá sẽ đi đúng hướng dự đoán.

Luôn tuân thủ quy tắc quản lý vốn và rủi ro, tránh fomo hay cố gắng gồng lời, gồng lỗ bằng cách dời stop loss (SL) và take profit (TP).

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về và cách giao dịch của mô hình tam giác (Triangle). Mong rằng, thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức và nhận diện chính về mô hình Triangle khi nó xuất hiện trên thị trường tài chính.

Xem thêm bài viết: Mô hình giá ba đáy tăng dần (Three rising valleys)

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
5/5 - (246 bình chọn)
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!