Mô hình phá vỡ biên độ “NR” là viết tắt của “narrow range”, số “4” có nghĩa là thanh giá cuối cùng trong 4 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 3 thanh trước.
Đây là mô hình ứng dụng hiệu quả và khá phổ biến trong giao dịch ngắn hạn. Mô hình này tương tự Bollinger Bands biến động giá có hẹp dự báo một tăng hoặc giảm giá mạnh.
Nội dung
1. Mô hình phá vỡ biên độ (NR4 và NR7) là gì?
Mô hình phá vỡ biên độ “NR” là viết tắt của “narrow range”, số “4” có nghĩa là thanh giá cuối cùng trong 4 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 3 thanh trước. Biên độ là khoảng cách giữa giá ở đỉnh và giá ở đáy. Tương tự như vậy thì số “7” có nghĩa là thanh cuối cùng trong 7 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 6 thanh trước.
1.1 Mô hình NR4
NR4 được chia thành 2 mô hình đó là mô hình phá vỡ lên trên (Narrow Range 4 Upward Breakout) và mô hình phá vỡ xuống dưới (Narrow Range 4 Downward Breakout).
Khi NR4 Upward Breakout, tín hiệu mua là khi giá của ngày thứ 5 vượt qua mức cao nhất của ngày thứ 4. Điểm dừng lỗ được đặt ở dưới cùng của thanh giá ngày thứ 4 và lệnh thường sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh mua vào được khớp (tức là khớp lệnh mua đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn).
Trong NR4 Downward Breakout, tín hiệu bán là khi giá ngày thứ 5 giảm xuống mức thấp nhất của ngày thứ 4. Điểm dừng lỗ được đặt ở trên cùng của thanh giá ngày thứ 4 và lệnh thường sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh bán vào được khớp (tức là khớp lệnh bán đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn).
Mô hình NR4 đầu tiên xuất hiện sau khi một thanh giá có giá tăng. Ngày thứ 4 giá bắt đầu củng cố tích lũy lại và trở thành một thanh giá rất ngắn. Giá mở cửa sau thanh giá hẹp của ngày thứ 4 và bắt đầu phá vỡ đỉnh của thanh giá ngày thứ 4 và đó là tín hiệu mua. Giá ngày thứ 5 không giảm xuống thấp hơn đáy của ngày thứ 4 vì vậy lệnh mua vào đã không bị dừng lỗ và gây thua lỗ. Nếu bạn sử dụng đúng quy tắc chốt lệnh vào cuối ngày thì giao dịch sẽ có lợi nhuận.
Mô hình NR4 xuất hiện sau một xu hướng giảm và thanh giá thứ 4 là thanh giá hẹp tạo vùng tích lũy. Một lần nữa, giá mở cửa trong khoảng giá của ngày thứ 4 và sau đó đi lên phía trên cùng của thanh giá hẹp của ngày thứ 4 và kích hoạt tín hiệu mua. Giá đóng cửa ngày với mức giá cao cao tạo ra lợi nhuận và vì giá không giảm xuống dưới mức thấp nhất của thanh giá hẹp vào ngày thứ 4 nên điểm dừng lỗ không bị kích hoạt.
Biểu đồ cuối trong hình trên là một mô hình NR4 không thành công. Để tìm ra sự việc nào diễn ra trước (sự phá vỡ giá ở đỉnh ngày thứ 4 hay sự phá vỡ giá ở đáy ngày thứ 4) thì biểu đồ trong ngày được sử dụng.
Biểu đồ trong ngày được sử dụng Biểu đồ 15 phút trong ngày cho thấy sự bứt phá xuống dưới mức thấp nhất của ngày hôm trước, điều này kích hoạt tín hiệu bán; tuy nhiên, giá di chuyển trên đỉnh của thanh giá nhỏ hơn ngày hôm trước và các nhà giao dịch dừng lỗ. Đôi khi các nhà giao dịch không chỉ cắt lỗ mà còn đổi hướng thành mua vào. Điều này cũng rất nguy hiểm vì giá sẽ không tăng sau khi các nhà giao dịch chạm mức cắt lỗ.
1.2 Mô hình NR7
Mô hình NR7 có phương pháp tương tự như mô hình NR4, nhưng các lệnh mua và bán được đặt vào ngày thứ 8 và dựa vào đáy và đỉnh của thanh giá ngày thứ 7.
Biểu đồ trên cho thấy 2 mô hình NR7. Ngày thứ 7 có biên độ giá hẹp nhất so với 6 ngày trước đó. Giá của ngày thứ 8 vượt qua đỉnh của ngày thứ 7 và đóng lại tạo nên một giao dịch có lợi nhuận. Mô hình NR7 tiếp theo cũng tương tự như vậy, giá của ngày thứ 8 vượt qua đỉnh ngày thứ 7 và đóng lại phía trên đó, tạo ra 1 giao dịch có lợi nhuận.
2. Ý nghĩa Mô Hình Giá NR4 / NR7
Các mũi tên xanh lục trên biểu đồ Morgan Stanley bên dưới đánh dấu các nến NR4/NR7. Có ba thời trường hợp điểm nến Narrow Range hình thành dưới dạng một cụm 2 hoặc 3 nến. Điều đó cho thấy sự tích lũy kéo dài lâu hơn một chút và không có gì bất thường. Ngoài ra, vào giữa tháng 12, chúng ta có một dấu hiệu thất bại: giá đang giảm trở lại sau khi phá vỡ đỉnh của nến Narrow Range.
- Giao dịch với nến NR4 hoặc NR7 là một chiến lược ngắn hạn.Do đó, nếu sau khi trader vào lệnh hoặc lệnh chờ được khớp mà giá không di chuyển theo hướng thuận lợi ngay thì khả năng thất bại khá cao.
- Ngoài nến NR4 và NR7, các nhà giao dịch dài hạn có thể tăng số nến cần đếm lớn hơn, chẳng hạn như nến NR10 hay NR20.
- Để giúp nhà giao dịch củng cố mức độ tin cậy về một tín hiệu khi giao dịch với nến Narrow Range là kết hợp một chỉ báo theo xu hướng và một chỉ báo quá mua/quá bán
3. Cách giao dịch
Để dễ hiểu hơn về cách giao dịch với mô hình phá vỡ biên độ NR4 / NR7 chúng tôi sẽ phân tích chiến lược giao dịch trong khung thời gian ngày. Gồm các bước:
- Chờ sự xuất hiện của cây nến NR4 hoặc NR7.
- Vào lệnh Mua khi giá đỉnh nến NR4 hoặc NR7.Đặt lệnh bán khi giá phá vỡ trên đáy của một trong hai nến này. Nhà đầu tư có thể đặt một lệnh buy stop tại đỉnh nến NR4/NR7 hay đặt lệnh sell stop tại đáy một trong hai nến này (nếu một lệnh khớp, thì hủy ngay lệnh còn lại).
- Stoploss (dừng lỗ) nên đặt ngay dưới đáy nến NR4 hoặc NR7 với lệnh mua; và ngay trên đỉnh một trong hai nến này với lệnh bán. Một số nhà giao dịch thiết lập mức stoploss bằng 2ATR.
- Chốt lời theo một tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro (Risk/Reward) cố định, hoặc đặt tại mức cản tiếp theo. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tự cài đặt trailing-stop thủ công (hay dựa vào chỉ báo Parabolic SAR / ATR).
- Nên đóng lệnh vào cuối ngày hay ngay thời điểm cây nến ngày đóng cửa.
Xem thêm bài viết:
Mô Hình Giá Đo Mục Tiêu Giá (Measured Move) – Ý Nghĩa Của Mô Hình
Mô Hình Giá Hòn Đảo Dài (Long Islands) – Đặc Điểm Quan Trọng