Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính là công đoạn giúp các nhà đầu tư có thể nắm rõ được những biến động đang diễn ra trên thị trường tài chính trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định, đóng vai trò quan trọng trong thị thường chứng khoán, đặc biệt là trong quá trình đầu tư vào thị trường tài chính.
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính sẽ giúp các cá nhân, nhà đầu tư có thể nắm rõ được sự biến động của thị trường hiện nay, thông qua đó tiến hành đầu tư và đưa ra được những quyết định hợp lý. Để đạt được điều này, bạn cần nắm rõ về khái niệm phân tích kỹ thuật thị trường tài chính và các cách thực hiện phân tích kỹ thị trường, và đó cũng chính là nội dung của bài viết dưới đây.
Nội dung
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính là gì?
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật được hiểu là một dạng công cụ hỗ trợ quá trình phân tích thị trường, thông qua đó xác định được hướng đi của giá cả từ quá trình nghiên cứu những dữ liệu từ thị trường trước đây. Thông thường, quy trình phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng hai dạng dữ liệu chính đó là giá cả và khối lượng.
Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính có thể được xem như là một nền tảng giao dịch, đây là nơi mọi người có thể thực hiện các hoạt động trao đổi, mua bán, giao dịch về quyền sử dụng những nguồn tài chính thông qua các công cụ và phương pháp giao dịch khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một thị trường bao gồm các quá trình trao đổi mua bán những công cụ về thanh toán và tài chính. Đối với dạng hàng hoá sẽ bao gồm hàng hoá công nghiệp hoặc các dạng kim loại quý, còn đối với chứng khoán sẽ bao gồm trái phiếu và cổ phiếu.
Thị trường tài chính sẽ bao gồm 2 dạng chính đó là thị trường nói chung và những thị trường chuyên ngành. Việc có một thị trường chung sẽ giúp tạo ra sự kết nối giữa các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và các hộ gia đình, họ sẽ dễ dàng tìm kiếm và có sự liên hệ với nhau, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Khái niệm phân tích kỹ thuật thị trường tài chính
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính là công đoạn giúp các nhà đầu tư có thể nắm rõ được những biến động đang diễn ra trên thị trường tài chính trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định, đóng vai trò quan trọng trong thị thường chứng khoán, đặc biệt là trong quá trình đầu tư vào thị trường tài chính. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả sử dụng vô cùng tốt cho các nhà đầu tư, hạn chế được rủi ro và giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định tối ưu nhất.
Cấu trúc thị trường tài chính
Thị trường tài chính được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên cấu trúc của thị trường tài chính sẽ bao gồm 3 thành phần chủ yếu đó là thời gian sử dụng, sự luân chuyển và tính chất pháp lý của nguồn tài chính.
Thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động
Thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động còn được hiểu là thời gian huy động vốn luân chuyển thông qua thị trường vốn và thị trường tiện tệ.
- Thị trường tiền tệ: bắt đầu hình thành từ thời điểm kinh tế chưa phát triển, bao gồm những tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngắn hạn từ nhiều ngân hàng,…
- Thị trường vốn: nơi để các nhà đầu tư hoặc các cá nhân có thể giải quyết các nhu cầu về tài chính dài hạn; nó bao gồm 3 bộ phận là trái phiếu, các khoản vay thế chấp và thị trường cổ phiếu.
Hiểu một cách đơn giản thị trường tiền tệ sẽ hỗ trợ các công cụ vai nợ ngắn hạn, ngược lại, thị trường vốn sẽ là nơi để các cá nhân, tổ chức có thể giao dịch và trao đổi các công cụ cho vay nợ dài hạn.
Thông thường, giá cả và khối lượng giao dịch trong thị trường tiền tệ rất lớn, do đó, các bên cho vay hiện hữu trong thị trường này phần lớn sẽ là các công ty tài chính, phi tài chính hoặc là các ngân hàng; bên vay vốn là các ngân hàng, những công ty có nhu cầu và đôi khi có thể là cả chính phủ.
Sự luân chuyển nguồn tài chính
Thành phần thứ hai đóng vai trò quan trọng không kém trong cấu trúc thị trường tài chính đó chính là sự luân chuyển nguồn tài chính, bao gồm thị trường sơ cấp và thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp: buôn bán giữa nhà phát hành và bên huy động vốn, nơi đây sẽ hỗ trợ các công cụ vay nợ từ dưới 1 năm đến 10 năm.
- Thị trường thứ cấp: nơi đây sẽ diễn ra quá trình huy động vốn thông qua phuơng pháp phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Tính chất pháp lý của thị trường tài chính
Thành phần cuối cùng đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên thị trường tài chính đó chính là tính chất pháp lý của thị trường tài chính, trong đó bao gồm thị trường chính thức và thị trường không chính thức. Để có thể phân tích kỹ thuật thị trường tài chính, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các nguyên tắc riêng đối với mỗi thị trường theo quy định từ pháp luật ban hành.
- Thị trường chính thức: các hoạt động thực hiện theo thể chế, nguyên tắc được quy định rõ trong văn bản pháp luật hiện hữu trong thị trường này đều sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
- Thị trường không chính thức: các chủ thể và hoạt động giao dịch của thị trường này đều sẽ không chịu sự quản lý từ các thể chế, nguyên tắc và nhà nước ban hành.
Các công cụ phân tích kỹ thuật thị trường tài chính cơ bản
Mô hình nến
Để có thể dễ dàng tiến hành các bước phân tích kỹ thuật thị trường tài chính, người ta thường sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ, một trong số đó chính là mô hình nến. Mô hình nến hay còn gọi là biểu đồ hình nến được chia làm hai loại chính đó là mô hình duy trì xu hướng và dạng mô hình đảo chiều. Thông qua các biểu đồ sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận biết được tín hiệu xu hướng hoặc các điểm ngoặt trong biến động thị trường hiện tại.
Thông thường người ta sẽ sử dụng mô hình nến để tiến hành phân tích kỹ thuật thị trường ngắn hạn và dài hạn.
Các biểu đồ hình nến theo xu hướng tiếp diễn thông dụng:
- Mô hình tăng giá 3 bước
- Mô hình giảm giá 3 bước
Các biểu đồ đảo chiều xu hướng thường gặp:
- Mô hình sao hôm/sao mai
- Mô hình sao băng
- Mô hình búa
- Mô hình nhấn chìm tăng/giảm
Mô hình giá
Đây cũng là một dạng công cụ hỗ trợ phân tích thị trường tài chính thường xuyên được sử dụng, bạn có thể theo dõi giá thông qua biểu đồ tại bất cứ khung thời gian nào. Thông qua mô hình này các nhà đầu tư sẽ nắm rõ được những biến động hiện tại trên thị trường, các điểm ngoặt và xu hướng nào đó có tiếp tục hay không.
Rất nhiều cá nhân hay tổ chức còn sử dụng công cụ mô hình giá để hỗ trợ quá trình xác định phạm vi biến động giá từ các mô hình đã được xác nhận.
Các loại mô hình giá phổ biến theo xu hướng tiếp diễn:
- Mô hình tam giác
- Mô hình cờ
Các loại mô hình giá theo xu hướng đảo ngược:
- Mô hình vai đầu vai
- Mô hình hai đáy
- Mô hình hai đỉnh
Đường trung bình động (MA)
Đường trung bình động cũng là một trong các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật thị trường tài chính thông dụng, nó sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được các chỉ báo đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên để có thể thực hiện được phương pháp này, nhà đầu tư cần phải đưa ra những thông số phù hợp nhất trong phần cài đặt.
Theo quy tắc của đường trung bình cộng, bạn có thể kỳ vọng giá tăng nếu như giá vẫn duy trì trên mức trung bình, ngược lại sẽ giảm ưu thế nếu giá đang nằm dưới mức trung bình.
Như vậy thông qua nội dung trên, chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề phân tích kỹ thuật thị trường tài chính. Nếu bạn đang muốn theo dõi và cập nhật các tin thức về giao dịch hàng hóa nhiều hơn nữa, hãy truy cập website của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ và tư vấn khách hàng qua hotline 024 7109 9247.