Thị trường đầu tư tiềm năng năm 2023 không thể không nhắc đến phái sinh hàng hoá. Những đất nước có nền kinh tế phát triển luôn ưu tiên xây dựng và đầu tư vào thị trường phái sinh hàng hóa như một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trường tổng thể của họ. Vậy thị trường Phái sinh hàng hóa có phải là thị trường tiềm năng trong thời gian tới không? Cùng giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết sau nhé.
Nội dung
1. Phái sinh hàng hóa là gì?
Phái sinh hàng hóa chính là Sản phẩm Hàng hóa – những sản phẩm thô và có thể được chế biến thành một sản phẩm mới khác biệt so với sản phẩm ban đầu. Ví dụ về các loại sản phẩm hàng hóa gồm nông sản như: ngô, lúa mì, đậu tương..,sản phẩm hàng hóa về nguyên liệu công nghiệp như: cao su, cacao, cà phê,..
Tại Việt Nam hiện nay các mặt hàng được phép giao dịch chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm lại có các mã hàng hóa như danh sách sau:
- Nhóm nông sản: đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, ngô
- Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Bông, cacao, cà phê, cao su, đường
- Nhóm năng lượng: Bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt
- Nhóm kim loại: Dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế
Trong số những nhóm mặt hàng trên thì nhóm nông sản chiếm ưu thế đầu tư trên thị trường hiện nay.
Hàng hóa phái sinh sẽ được giao dịch theo hình thức giao dịch hàng hóa theo các chỉ số thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai (hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
2. Nguồn gốc của thị trường phái sinh hàng hóa
Trong những năm 1630, phái sinh hàng hóa đã xuất hiện tại các thị trường Hà Lan và Anh với hình thức đầu tiên là ký hợp đồng kỳ hạn, đây được coi là một trong những sản phẩm đầu tiên có sự phát triển hoàn thiện và cuối thế kỷ 19 cho đến thời điểm hiện tại.
3. Phái sinh hàng hóa- thị trường tiềm năng mới du nhập vào Việt Nam
Từ 2018 mọi giao dịch hàng hóa được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) thông qua nhờ vào Nghị định 51/2018/NĐ-CP bổ sung cho Nghị định 158/2006/NĐ-CP. MXV là đơn vị tổ chức thị trường hàng hóa tập trung duy nhất tại Việt Nam, chính thức được vận hành thị trường hàng hóa cấp quốc gia từ ngày 17/8/2018.
Trong những năm gần đây, số lượng nhà đầu tư quan tâm đến kênh đầu tư phái sinh hàng hóa gia tăng đáng kể, đồng thời thị trường tiềm năng này đang dần dần khẳng định vị thế của mình và lấn át các kênh đầu tư khác.
4. Kênh đầu tư an toàn, minh bạch và hiệu quả
Hiện nay, Việt Nam đang làm rất tốt trong việc mở rộng cánh cửa giao thương quốc tế, cùng với đó là nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường toàn cầu. Vậy Phái sinh hàng hóa có phải là kênh đầu tư an toàn, minh bạch và hiệu quả hay không? Câu trả lời là có, bởi những yếu tố sau đây:
- Về mặt pháp lý: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 8/6/2018
- Tính minh bạch: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động liên tục.
- Tính thanh khoản: Với hàng chục triệu Iot giao dịch, hàng triệu vị thế mở trong một tháng.Việc giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như (CME Group-Mỹ 66,06 tỷ USD, ICE Futures Europe – 41,6 tỷ USD, TOCOM Nhật bản – 2.000 tỷ Yên – Năm 2018) quy mô toàn cầu đã tạo ra tính thanh khoản cao.
5. Phái sinh hàng hóa – Thị trường đầu tư tiềm năng
5.1 Thị trường mang tầm quốc tế
Người tham gia đầu tư có thể theo dõi các giao dịch qua phần mềm và giao dịch với sàn trực tiếp. Phái sinh hàng hóa này không chỉ hấp dẫn đối với người tham gia vì không cần giao dịch trực tiếp mà còn giúp nền kinh tế chúng ta ngày càng hội nhập với nền kinh tế thị trường quốc tế.
Với giao dịch phái sinh hàng hóa nhà đầu tư có thể mua và bán linh hoạt để thu lợi nhuận và mua lại đầu cơ khi thị trường giá xuống. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta phụ thuộc đa số và tài nguyên thiên nhiên khiến cho thị trường hàng hóa trở nên quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
5.2 Kênh đầu tư hai chiều
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ nhận được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng lên, và sẽ lỗ khi giá cổ phiếu giảm đi nên thị trường chứng khoán chỉ giới hạn việc kiếm tiền theo 1 chiều cố định và phải chờ đến 3 ngày sau mới có thể chốt lãi/lỗ(T+3).
Trong khi đó, thị trường phái sinh hàng hóa sẽ cho nhà đầu tư hưởng lợi từ cả 2 chiều ( giao dịch 2 chiều). Có nghĩa là khi giá hàng hóa tăng nhà đầu tư mua và kiếm lợi nhuận theo xu thế tăng. Ngược lại, khi giá giảm đi nhà đầu tư có thể mở vị thế bán cho một mặt hàng mà mình muốn tham gia giao dịch và kiếm lợi nhuận khi giá mặt hàng đó theo dự đoán. Thời gian chốt lãi/lỗ sẽ có ngay lập tức (T+0) mà không cần phải chờ đợi lâu. Do đó nhà đầu tư có thể chủ động làm chủ giao dịch của mình khi có những biến động giá cả hoặc sự cố ngoài ý muốn thì có thể thoát lệnh ngay lập tức.
5.3 Bảo hiểm giá cho những đối tượng nào?
Đối tượng đầu tiên phải kể đến là những người nông dân, họ tham gia bảo hiểm để phòng giá nông sản giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng.
Kế đến là những thương nhân lo ngại giá giảm trong khoảng thời gian nắm giữ hàng hóa
Bên chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bảo hiểm giá sẽ giúp những tổ chức và doanh nghiệp không phải lo lắng khi mức giá nguyên liệu thô đầu vào tăng và hàng tồn giảm giá. Cuối cùng là bên xuất nhập khẩu.
6. Thành phần tham gia đầu tư
Phái sinh hàng hóa của Việt Nam là thị trường có sự tham gia của đa dạng các đối tượng. Vai trò và các tương tác của người tham gia đóng góp rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, thanh khoản và ổn định của thị trường. Thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam có những thành phần chính tham gia sau đây:
Sàn giao dịch hàng hóa: Sàn giao dịch là thị trường chính cho giao dịch phái sinh hàng hóa. Ở đây sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một nền tảng để thực hiện các giao dịch mua và bán các hợp đồng phái sinh hàng hóa, đảm bảo các yếu tố về tính thanh khoản và tính minh bạch trên thị trường giao dịch.
Người môi giới: Người môi giới đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán, họ sẽ thay mặt khách hàng để thực hiện các giao dịch theo yêu cầu. Người môi giới thường tính phí hoa hồng cho những dịch vụ của mình và đôi khi sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các chiến lược giao dịch và điều kiện thị trường.
Thương nhân: Thương nhân là những cá nhân hoặc doanh nghiệp mua và bán những hàng hóa và các hợp đồng phái sinh cho tài khoản của chính họ sở hữu. Những thương nhân sẽ áp dụng nhiều chiến lược linh hoạt khác nhau như là bảo hiểm rủi ro, đầu cơ và sự chênh lệch giá cả để tạo ra lợi nhuận thị trường.
Các nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường là các công ty hoặc cá nhân cung cấp tính thanh khoản cho thị trường bằng cách đưa ra đề nghị ma hoặc bán các hợp đồng vào mọi thời điểm. Họ kiếm được lợi nhuận bằng cách mua thấp và bán cao, vì vậy cung cấp dịch vụ có giá trị cho người tham gia thị trường khác.
Nhà sản xuất và nhà chế biến hàng hóa, những người sử dụng hợp đồng phái sinh để quản lý rủi ro về giá của mình.
Cho nên khi đầu tư phái sinh hàng hóa, các nhà đầu tư không những kiếm lợi nhuận từ 2 chiều mà còn được bảo hiểm về giá cả khi có biến động thị trường xảy ra. Đây chắc chắn là một thị trường đầu tư tiềm năng trong thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể liên hệ với Gia Cát Lợi – công ty Top 1 về giao dịch phái sinh hàng hóa để có thêm thông tin về thị trường này.