Đậu Tương – “Viên Ngọc Sáng” Đối Với Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Giao Dịch Hàng Hóa

Năm 1932, Hợp đồng kỳ hạn Đậu tương (Mã hàng hóa: ZSE) bắt đầu được giao dịch trên sàn CBOT của Hoa Kỳ.

Đậu tương là một trong những loại nông sản quan trọng nhất trên thế giới bởi đây là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi và cũng là nguyên liệu chính để sản xuất dầu thực vật. Đậu tương cùng những sản phẩm phụ từ nó là những mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất (chiếm 10% tổng giao dịch nông sản toàn cầu).

Tình hình phát triển của Ngành nuôi trồng và sản xuất Đậu tương

Sản lượng

Mỹ, Argentina và Brazil là những nước trồng Đậu tương nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 nguồn cung Đậu tương toàn cầu. 

USDA dự báo sản lượng Đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 sẽ đạt 362,64 triệu tấn, tăng 25,95 triệu tấn (tương đương 7,7%) so với 336,69 triệu tấn niên vụ 2019/20. 

Quốc gia Sản lượng (Triệu tấn)
Brazil 133
Mỹ 113,5
  Argentina   51
Paraguay 10,25
EU-27 2,75
Mexico 0,35

Các quốc gia sản xuất Đậu tương nhiều nhất trên thế giới

Thu hoạch

Quốc gia Thời gian trồng Thời gian thu hoạch
Mỹ Cuối tháng 4 đến tháng 6 Cuối tháng 9 đến tháng 11
Brazil Giữa tháng 8 đến giữa tháng 12 Tháng 2 đến tháng 5
Argentina Tháng 10 đến tháng 12 Tháng 4 đến đầu tháng 6

Thời gian trồng và thu hoạch của các nước sản xuất Đậu tương nhiều nhất thế giới

Chế biến

Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số Đậu tương được chế biến hoặc nghiền nát thành Dầu Đậu tươngKhô Đậu tương.

Trong quá trình nghiền, Đậu tương bị nứt để loại bỏ vỏ và được cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi và đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất Dầu Đậu tương thô nguyên chất. Sau khi dầu được chiết xuất, các mảnh Đậu tương được sấy khô, nướng và nghiền thành Khô Đậu tương.

Tình hình xuất – nhập khẩu Đậu tương trên thế giới

Những nước xuất khẩu Đậu tương trên thế giới chủ yếu là Mỹ và Brazil, mỗi nước xuất khẩu đến hơn nửa sản lượng Đậu tương thu hoạch mỗi năm. USDA dự báo xuất khẩu Đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 đạt 167,82 triệu tấn.Trong đó, USDA nâng dự báo xuất khẩu Đậu tương Mỹ và Paraguay lần lượt lên 59,87 triệu tấn và 6,3 triệu tấn so với niên vụ 2019/20, song giảm dự báo xuất khẩu đậu tương Argentina và Brazil xuống 7 triệu tấn và 85 triệu tấn.

Những nước nhập khẩu Đậu tương nhiều trên thế giới phải kể đến như Trung Quốc, EU, Mexico và Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc – nước nhập khẩu Đậu tương lớn nhất thế giới – đã nhập khẩu 6,04 triệu tấn Đậu tương từ Mỹ trong tháng 11/2020, tăng 136% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu nhiều Đậu tương hơn nữa trong năm mới do nhu cầu tiếp tục tăng mạnh và biên lợi nhuận giảm. Nhu cầu tăng cao sẽ cần thiết để hỗ trợ giá cao hơn trong quý thứ hai của năm tiếp thị cho đến khi cây trồng sẵn sàng từ Nam Mỹ.

Phân tích kỹ thuật đậu nành

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Đậu tương

Giá trị đồng Dollar

Đồng tiền của Hoa Kỳ là đồng tiền dự trữ của thế giới do đó,  Đậu tương và các mặt hàng khác được định giá bằng đô la Mỹ. Các nhà sản xuất  Đậu tương nhận được ít đô la hơn cho sản phẩm của họ khi đồng tiền của Mỹ mạnh và nhiều đô la hơn khi đồng tiền yếu. Ngoài ra, vì Hoa Kỳ là nhà sản xuất  Đậu tương hàng đầu, nên giá của nó có thể sẽ tiếp tục được tính bằng đô la Mỹ. Có thể thấy, giá Đậu tương biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD. 

Cung và cầu trên thị trường

Giá Đậu tương được xác định bởi cung và cầu Đậu tương trên thị trường. Mặc dù Đậu tương được trồng ở nhiều nơi, nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng Đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Do đó, mùa vụ ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến giá Đậu tương toàn cầu.

Thời tiết

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung Đậu tương trên thị trường là thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất Đậu tương, khiến nguồn cung Đậu tương trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng Đậu tương thu hoạch, từ đó giảm nguồn cung Đậu tương trên thị trường.

Các yếu tố đầu vào

Ngoài thời tiết, giá của các yếu tố đầu vào để trồng Đậu tương như hạt giống, phân bón… cũng sẽ tác động đến nguồn cung Đậu tương. Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch, khuyến khích nông dân trồng nhiều Đậu tương hơn, có khả năng tăng nguồn cung Đậu tương trên thị trường.

Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch. Giống như cây trồng khác, Đậu tương cũng phải đối diện với sâu bệnh hại và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Khi có dịch bệnh ở Đậu tương, nông dân phải phun thuốc diệt khuẩn, quản lý đồng ruộng nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng đến sản lượng Đậu tương thu hoạch.

Nhu cầu tiêu thụ

Đậu tương thô sau khi được thu hoạch sẽ được nghiền thành Dầu Đậu tương và Khô Đậu tương. Khô Đậu tương cần thiết cho thức ăn chăn nuôi, Dầu Đậu tương là thành phần chính trong nhiều sản phẩm, thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, Dầu Đậu tương được sử dụng để nấu ăn trên khắp thế giới.

Dân số thế giới gia tăng và mức sống ở các nước đang phát triển ngày một cao hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi trong chế độ ăn uống vì nhiều người kết hợp các loại ngũ cốc vào khẩu phần ăn hằng ngày. Khi nhu cầu về các sản phẩm từ Đậu tương tăng lên sẽ làm nhu cầu Đậu tương thế giới tăng cao.

Sản phẩm thay thế

Nông dân có quyền lựa chọn các loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân chọn giữa Ngô và Đậu tương để trồng cho những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, Ngô đắt hơn so với Đậu tương, nông dân có xu hướng trồng nhiều Ngô hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung Đậu tương thiếu hụt từ đó làm cho giá Đậu tương tăng cao. Khi giá Đậu tương đắt hơn so với Ngô thì ngược lại, giá Đậu tương sẽ giảm.

Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên, giá hợp đồng tương lai Đậu tương cũng chịu tác động từ một số yếu tố khác như: thời gian vận chuyển, lượng Đậu tương tồn kho sau mỗi vụ mùa cũng như chất lượng Đậu tương sản xuất tại mỗi khu vực. Bên cạnh đó, giá Đậu tương còn bị ảnh hưởng bởi những tin tức vĩ mô và chính trị.

Những lợi ích mà Hợp đồng tương lai Đậu tương mang lại

Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Đậu tương

– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Nông sản trong điều kiện bất ổn về giá. 

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Đậu tương.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Đậu tương, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Như vậy, để việc đầu tư thực sự hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư Đậu tương, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng Đậu tương. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Đậu tương trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường Đậu tương hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ các chuyên viên trong nghề có uy tín. 

Phân tích kỹ thuật đậu nành

Nếu Quý khách hàng quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website https://dautuhanghoa.vn/ hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.

THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH ĐẬU TƯƠNG (ZSE)

Giao dịch tại sàn: CBOT (Chicago – Mỹ)
Đơn vị tiền tệ USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ)
Đơn vị hợp đồng bushel (giạ) (1 giạ ~ 20kg)
Độ lớn hợp đồng 5000 giạ ~ 100.000kg ~ 100 tấn
Bước giá tối thiểu 0.25 cent/giạ
Lời/lỗ trên 1 bước giá 12.5 $
Biên độ
dao động hàng ngày
115-175 giá tương đương 1 lot
có khả năng đem về lợi nhuận 5.750$ – 8.750$
Thời gian giao dịch Thứ 2 – Thứ 6
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)
Các tháng giao dịch 1, 3, 5, 7, 8, 9, 11
Ký quỹ tối thiểu ~ 122 triệu
Giá trị hợp đồng ~ 1.9 tỷ
VỐN AN TOÀN: , TỈ LỆ ĐÒN BẨY

Phân tích kỹ thuật đậu nành

Theo quy định của sản phẩm Đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Đậu tương được giao dịch là đậu tương loại 1, đậu tương loại 2, đậu tương loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:

Phân tích kỹ thuật đậu nành

BIỂU ĐỒ GIÁ ĐẬU NÀNH THỜI GIAN THỰC

ĐỒ THỊ GIÁ ĐẬU NÀNH THEO NGÀY - TUẦN - THÁNG VÀ SỨC MUA