Đồng LME Và Cơ Hội Cho Các Nhà Đầu Tư

Hợp đồng tương lai Đồng LME (Mã hàng hóa: CPE) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của Nhà đầu tư Nhóm Kim Loại trên Thị trường Giao dịch Hàng hóa trong thời gian qua. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mặt hàng này!

Tình Hình Phát Triển Của Ngành Khai Thác Và Sản Xuất Đồng

Giá trị của Đồng

Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Đồng được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.

Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Do đó, đồng được con người sử dụng từ rất sớm khoảng 8000 TCN.

Khoáng sản Đồng đã được tìm thấy ở khắp nơi trên Thế Giới. Mỗi năm, 20 mỏ đồng lớn nhất thế giới đã sản xuất gần 90 triệu tấn kim loại quý (chiếm khoảng 40% tổng công suất mỏ đồng trên toàn thế giới). Đặc biệt, Chile và Peru chiếm gần một nửa sản lượng khai thác đồng trên toàn cầu.

Quá trình khai thác Đồng

Trong các quặng đồng được khai thác trên toàn thế giới, khoảng 80% đòng được sản xuất từ quặng Sunfua. Ngày nay, có hai phương pháp khai thác đồng phổ biến là khai thác lọc và khai thác mỏ lộ thiên. Sau khi được khai thác, đồng được thu hồi bằng các kỹ thuật vật lý và hóa học. 

10 mỏ khai thác Đồng nhiều nhất trên thế giới 

Mỏ Nước Sản Lượng (nghìn tấn)
Escondida Chile 1,210
Collahuasi Chile 559
Grasberg Indonesia 557
Cerro Verde  Peru  476
El Teniente Chile 465
Morenci  USA 431
Antamina Peru  430
Buenavista  Mexico 414
KGHM Polska Miedz Poland 385
Las Bambas Peru 385

Tình hình xuất nhập khẩu

Hầu hết nguồn cung đồng trên thế giới chủ yếu đến từ các nước có trữ lượng khai thác đồng lớn như Chile, Peru, Hoa Kỳ, Indonesia. Một số nước mặc dù có trữ lượng đồng rất lớn nhưng chỉ xuất khẩu đồng thô, và phải nhập khẩu các sản phẩm từ đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. 

Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu đồng lớn nhất trên thế giới. Đồng nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới hai hình thức: nhập khẩu trực tiếp hoặc được lưu trữ trong các kho ngoại quan. Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Philippines thường nhập khẩu đồng thô sau đó tinh luyện và sản xuất đồ gia dụng đồng.

Phân tích kỹ thuật Đồng LME
Hình ảnh đồng phế liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Đồng

Cung và cầu đồng

Nguồn cung đồng: Đồng là kim loại dễ khai thác và chế biến. Vì chi phí khai thác mỏ kim loại khá lớn nên hầu hết việc khai thác kim loại đều do các tập đoàn khai thác lớn trên thế giới thực hiện. Mặc dù chi phí sản xuất cao nhưng các mỏ đồng vẫn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng đồng tinh luyện hàng năm, 20% còn lại từ các nguồn phế liệu tái chế.

Sản lượng khai thác: Trong số 20 mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới thì hầu hết các mỏ khai thác chủ yếu tập trung ở Chi Lê và Peru, việc khai thác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thuế suất quy định khai thác của chính phủ nước sở tại, kỹ thuật khai thác của chủ đầu tư. Ngoài ra tình trạng khai thác Đồng còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không lường trước được như đình công của công nhân, động đất, thời tiết xấu.

Phế liệu đồng: Ngoài sản lượng đồng khai thác từ các mỏ, nguồn cung đồng trên thị trường còn bị ảnh hưởng bởi phế liệu đồng.

Nhu cầu tiêu thụ đồng

Kim loại đồng được sử dụng để chế tạo rất nhiều dụng cụ từ thiết bị công nghiệp đến các đồ gia dụng. Đồ gia dụng bằng đồng được sử dụng và mua bán nhiều trên thế giới. Bên cạnh đó, vì Đồng là kim loại dẫn nhiệt và điện hiệu quả nên kim loại này cũng được sử dụng trong các lĩnh vực lắp đặt, năng lượng, viễn thông.

Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các nhu cầu nhà ở, công nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là một yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ đồng trên thị trường từ đó ảnh hưởng đến giá đồng.

Giá các kim loại cơ bản thay thế

Giá đồng bị ảnh hưởng bởi giá các kim loại cơ bản thay thế đồng như nhôm, Niken, chì và sắt. Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, khi giá các kim loại cơ bản thấp hơn so với đồng có thể dẫn đến việc sử dụng các kim loại đó để thay thế đồng.

Giá USD

Giá USD sẽ có mối quan hệ ngược chiều với giá đồng. Khi giá USD tăng lên, giá đồng có xu hướng giảm ngược lại, khi giá USD giảm giá đồng có xu hướng tăng.

Giá dầu

Đồng không thể được sử dụng ở dạng thô và cần được tinh chế để loại bỏ những vật liệu không mong muốn, sau đó mới có thể sử dụng. Việc tinh luyện đồng là quá trình tốn rất nhiều năng lượng, chi phí năng lượng chiếm khoảng 30% trong tổng chi tiết khai thác và chế biến quặng. Khi giá dầu tăng, chi phí khai thác và chế biến quặng tăng dẫn đến giá đồng sẽ tăng theo.

Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố trên, giá hợp đồng Tương Lai Đồng còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác như các thông tin về vĩ mô, chính sách  của chính phủ tại các nước khai thác đồng hay thời gian vận chuyển.

Đầu tư giao dịch Đồng trong Thị trường Giao dịch Hàng hóa

Giao dịch Hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hoá là hình thức mua – bán một khối lượng hàng hóa ở mức giá xác định và hàng hóa sẽ được giao dịch trong tương lai trên sàn giao dịch hàng hóa và được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam điều hành, quản lý. Đây là thị trường 2 chiều (mua-bán) giúp tiền về túi người tham gia dù cho thị trường có đi lên hay đi xuống và khác với chứng khoán thông thường, khi giao dịch bạn sẽ không chịu bất kỳ lãi suất qua đêm nào vì giao dịch hàng hóa thanh toán ngày. 

Trong thời gian gần đây, thị trường này đang trên đà phát triển và dần nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không tự nhiên thị trường mới nổi này lại nhận được những ưu ái như vậy mà bởi những ưu điểm và lợi ích không ngờ mà nó mang lại.

Tại sao nên Đầu tư Giao dịch Đồng trong Thị trường Giao dịch Hàng hóa?

Đối với các đối tượng sản xuất Đồng

– Giảm thiểu rủi ro trong điều kiện biến động thị trường, bất ổn về giá. 

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Đồng.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Đồng, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

 

Tại sao nên đầu tư vào Gia Cát Lợi?

Nếu Quý khách hàng quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website https://dautuhanghoa.vn/ hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.

THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH ĐỒNG LME (LDKZ/CAD)

Giao dịch tại sàn: LME (Lon Don – Anh)
Đơn vị tiền tệ USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ)
Đơn vị hợp đồng tấn
Độ lớn hợp đồng 25.000 pound ~ 11 tấn
Bước giá tối thiểu 0.0005 USD/Tấn
Lời/lỗ trên 1 bước giá 12.5 $
Biên độ
dao động hàng ngày
15% giá đóng cửa
Thời gian giao dịch Thứ 2 – Thứ 6
7:00 – 1:00 (ngày hôm sau)
Các tháng giao dịch niêm yết hàng ngày
Ký quỹ tối thiểu ~ 442 triệu
VỐN AN TOÀN: 1.3 tỷ

 

Phân tích kỹ thuật Đồng LME

 

Ngày đăng ký giao nhận: 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên: Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn

Phương thức thanh toán: Giao nhận vật chất

Tiêu Chuẩn Đo Lường

Theo quy định của sản phẩm Đồng giao dịch trên Sở giao dịch kim loại London (LME).

Đồng loại A có thành phần hóa học theo một trong ba tiêu chuẩn dưới đây: 

  1. BS EN 1978:1998 – Cu – CATH-1
  2. GB/T 467-2010 – Cu – CATH-1
  3. ASTM B115-10 – cathode Grade 1

Đồng được giao dưới dạng Cathode, khối lượng giao nhận/hợp đồng sai số cho phép +/-2%.

Đồng được giao theo hợp đồng phải theo thương hiệu được LME phê duyệt.

Tiêu chuẩn BS EN 1978:1998 – Cu – CATH-1

Nguyên tố Thành phần, tỉ lệ % tối đa
Cu
Ag 0.0025
As 0.0005 (1)
Bi 0.00020 (2)
Cd (1)
Co (3)
Cr (1)
Fe 0.0010 (3)
Mn (1)
Ni (3)
P (1)
Pb 0.0005 
S 0.0015 (4)
Sb 0.0004 (1)
Se 0.00020 (2)
Si (3)
Sn (3)
Te 0.00020 (2)
Zn (3)

Tổng các nguyên tố ngoài cu: 0.0065

  1. (As + Cd + Cr + Mn + P + Sb) tỉ lệ tối đa 0.0015%
  2. (Bi + Se + Te) tỉ lệ tối đa 0.0003%, hoặc (Se + Te) tỉ lệ tối đa 0.00030%
  3. (Co + Fe + Ni + Sn + Zn) tỉ lệ tối đa 0.0020%
  4. Hàm lượng lưu huỳnh phải được xác định trên mẫu đúc

Tiêu chuẩn GB/T 467-2010 Copper Cathode (Copper Cathode có độ tinh khiết cao (Cu-CATH-1))

Nhóm

nguyên tố

Nguyên tố

tạp chất

Thành phần, tỉ lệ tối đa Tỉ lệ tối đa tổng thành phần của các nhóm nguyên tố
1 Se 0.00020 0.00030 0.00030
Te 0.00020
Bi 0.0020  
2 Cr 0.0015
Mn
Sb 0.0004
Cd
As 0.0005
P
3 Pb 0.0005 0.0005
4 S 0.0015 0.0015
5 Sn 0.0020
Ni
Fe 0.0010
Si
Zn
Co
6 Ag 0.0025 0.0025
Tổng hàm lượng của các thành phần tạp chất được liệt kê 0.0065

Tiêu chuẩn: ASTM B115-10 Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho Cathode Đồng điện phân (Cathode Grade 1)

Nguyên tố Thành phần, tỉ lệ % tối đa Tỉ lệ tối đa của nhóm nguyên tố
Se 0.0002 0.0003
Te 0.0002
Bi 0.00010
Sb 0.0004  
Pb 0.0005  
As 0.0005  
Fe 0.0010  
Ni 0.0010  
Sn 0.0005  
S 0.0015  
Ag 0.0025  
Tổng tối đa cho phép 0.0065