Đầu tư hàng hóa cùng doanh nghiệp

Đầu tư hàng hóa không chỉ dành cho Nhà Đầu tư, cho Nông dân mà còn là sân chơi kinh tế cho Doanh nghiệp. Thông qua thị trường hàng hóa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể cân đối lượng mua, bán hàng hóa để đặt lệnh tương ứng, tránh rủi ro khi đầu tư.

Giao dịch hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hóa tương lai là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai. Các thông tin giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… được niêm yết tại các Sở Giao dịch Hàng hóa trên thế giới.

Giao dịch hàng hóa cùng doanh nghiệp
Giao dịch hàng hóa cùng doanh nghiệp

Thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa, doanh nghiệp trong nước sẽ thực hiện việc mua – bán hàng hóa (dầu thô, cà phê, cao su…) trên thị trường quốc tế với giá thỏa thuận hôm nay, nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Điều quan trọng nhất là tại thời điểm giao hàng, dù giá lên hay xuống thì các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã chốt trước đó.

Giới thiệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) hoạt động theo hình thức tổ chức là một Công ty Cổ phần và được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch hàng hóa (là giấy phép vô thời hạn và duy nhất hiện nay do Bộ Công Thương quản lý và cấp phép).

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là một định chế trung gian, một trung tâm giao dịch hàng hóa xuyên biên giới có liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà xuất khẩu tại Việt Nam.

Quy trình giao dịch hàng hóa liên thông quốc tế thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Sàn giao dịch hàng hóa không còn xa lạ với các Nhà Đầu tư nhưng chưa được phổ biến với các doanh nghiệp. Việt Nam ngày càng mở rộng cánh cửa giao thương quốc tế, tham gia vào các thỏa thuận hợp tác thương mại đa phương và song phương, kéo theo là nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch các hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường quốc tế. Thay vì các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu sẽ tiến hành theo phương thức truyền thống thì ở các nước với nền kinh tế chính là nông sản, nguyên liệu công nghiệp,… họ tổ chức giao dịch trên các hệ thống điện tử, thông qua sàn giao dịch quốc tế. Đơn vị tổ chức tập trung chính là Sở Giao dịch Hàng hóa tại các thị trường này. Không chỉ cung cấp các dịch vụ liên kết chuỗi giá trị sản phẩm (bao gồm nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà chế biến, nông dân và ngân hàng), các sàn giao dịch điện tử đã hình thành lên một cơ chế đặc biệt vừa giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vừa giúp phòng hộ rủi ro cho giá cả và lợi ích cho các doanh nghiệp một khi hàng hóa bước qua biên giới. Điều này khiến quá trình từ trồng trọt đến chế biến, mua bán, giao nhận trở nên suôn sẻ.

Đối với Việt Nam, tuy chưa giao dịch các hàng hóa thật nhưng doanh nghiệp được giao dịch thông qua hợp đồng tương lai và đơn vị tổ chức hoạt động giao dịch là Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Không đơn thuần là một tổ chức giao dịch hàng hóa mang tính địa phương, chỉ có giá trị tại Việt Nam, hiện nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam còn là tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia, với quy mô hoạt động toàn quốc, đa dạng hóa mặt hàng hóa giao dịch từ nông sản như lúa mì và nguyên liệu công nghiệp như cà phê rồi đến các sản phẩm năng lượng, thậm chí cả các kim loại quý. Thông báo mới đây nhất, ngày 05/04/2021, mặt hàng dầu cọ sẽ được đưa vào giao dịch tại Sở Giao dịch.

Đầu tư hàng hóa cùng doanh nghiệp

Đầu tư hàng hóa cùng doanh nghiệp
Đầu tư hàng hóa cùng doanh nghiệp

Nhờ có thị trường giao dịch hàng hóa, các doanh nghiệp có thể phân tích giá cả biến động các mặt hàng mình kinh doanh, từ đó đưa ra các kế hoạch xuất nhập khẩu phù hợp với tình hình mang lại lợi ích giá lớn nhất.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất cám chăn nuôi gia súc cần một lượng lớn mặt hàng nông sản nhập khẩu từ nước ngoài, thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, nhờ các chuyên gia phân tích kỹ thuật có thâm niên trong thị trường tài chính mà các doanh nghiệp có thể dự đoán được giá cả và tính toán được thời điểm nhập hàng với chi phí thấp nhất cùng chất lượng an toàn.

Doanh nghiệp muốn mua hàng hóa làm nguyên liệu. Nhận định thị trường biết rằng giá cả đang nằm ở mức thấp nhất trong năm. Lên sàn mua 1000 hợp đồng đậu tương giá hiện tại. Sau 3 tháng giá tăng giảm cũng bù lại đúng số tiền để mua sản phẩm ở giá thị trường để có thể mua được nguyên liệu mong muốn giúp sản xuất thành phẩm.

Với đội ngũ phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong thị trường tài chính, Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợisự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi bước đầu tham gia thị trường hàng hóa.

Gia Cát Lợi giúp doanh nghiệp phân tích thị trường, biến động giá cả để đề ra các chiến lược xuất nhập khẩu, thời gian hợp lý để mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất và trồng trọt, rủi ro tối thiểu, lợi nhuận tối đa.

Gia Cát Lợi đồng hành cùng doanh nghiệp
Gia Cát Lợi đồng hành cùng doanh nghiệp

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI TẠI: https://dautuhanghoa.vn/lien-he-voi-chung-toi/

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay Gia Cát Lợi, sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc cho khách hàng 24/7. Để tham khảo thêm những nhận định, dự báo thị trường, truy cập vào website chính thức dautuhanghoa.vn và liên tục cập nhật.