Biểu đồ hàng hóa phái sinh

Biểu đồ hàng hóa phái sinh

Biểu đồ hàng hóa phái sinh là gì? Có những loại biểu đồ phân tích kỹ thuật hàng hóa nào?

Biểu đồ hàng hóa phái sinh là một công cụ cực kỳ quan trọng phân tích kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành tài chính. Vậy có những loại biểu đồ phân tích nào và chúng được sử dụng ra sao?

Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng và xem biểu đồ trước khi thực hiện giao dịch thì hãy cùng Gia Cát Lợi xem hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Biểu đồ đường (Line Chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ đường (Line chart)  là loại biểu đồ đơn giản nhất. Cụ thể, chúng sẽ có những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong cùng một khung thời gian nhất định.

Đặc điểm:

Đây là biểu đồ hàng hóa phái sinh đơn giản. Chúng cung cấp cho nhà giao dịch có cái nhìn nhanh về xu hướng thị trường chính dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự.

(Ví dụ: Với biểu đồ đường khung 4 giờ, bạn chỉ biết được giá đóng cửa sau 4 giờ, nhưng không biết rõ giá đã biến động tăng/giảm như thế nào trong bốn giờ đó.)

Ưu điểm:

Biểu đồ đường giúp các nhà giao dịch nhìn nhận được nhanh về xu hướng thị trường (tăng lên, giảm xuống, hay sideways)

Nhược điểm:

Không thể hiện rõ biến động giá trong các khung thời gian

Biểu đồ đường

Ví dụ biểu đồ đường

Biểu đồ thanh (Bar chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ thanh (Bar chart) giúp thể hiện rõ các mức giá của một loại hàng hóa phái sinh trong một điểm thời gian nhất định. Cụ thể đó là giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

  • Phần dưới cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch thấp nhất trong khung thời gian thực hiện giao dịch đó (Low).
  • Phần trên cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch cao nhất trong khung thời gian thực hiện giao dịch (High).
  • Thanh gạch ngang bên trái của thanh là giá mở cửa (Open) và bên phải là giá đóng cửa (Close).

Đặc điểm:

Biểu đồ hàng hóa phái sinh dạng thanh là tập hợp của các thanh giá, mỗi thanh sẽ hiển thị các biến động giá trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi thanh có một đường thẳng đứng để thể hiện rõ mức giá cao nhất và thấp nhất đạt được trong một khoảng thời gian.

Tùy vào khung thời gian giao dịch mà một thanh biểu thì cho chuyển động giá trong khung thời gian đó cũng khác nhau

(Ví dụ: Nếu bạn chọn khung thời gian 4 t giờ thì mỗi thanh sẽ đại diện cho giá chuyển động trong 4 giờ)

Ưu điểm:

Biểu đồ thanh giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về bốn yếu tố: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

Nhược điểm:

Mặc dù biểu thị chi tiết về sự biến động giá nhưng khá khó để có thể nhận biết được rằng giá tăng hay giảm trong khung thời gian.

Biểu đồ thanh

Ví dụ biểu đồ thanh

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ nến (Candlestick chart) là biểu đồ được sử dụng phổ biến trên thế giới và là biểu đồ được các trader sử dụng nhiều nhất trong quá trình phân tích kỹ thuật giúp nhận định thị trường. Biểu đồ nến thể hiện được sự biến động giá trong một khung thời gian cụ thể, nhất định.

Đặc điểm:

Biểu đồ nến Nhật được cấu tạo nên bởi 4 thông tin, đó là:

  • Open: Giá mở cửa
  • Close: Giá đóng cửa
  • High: Giá cao nhất
  • Low: Giá thấp nhất

Ưu điểm:

Biểu đồ nến Nhật khắc phục được nhược điểm của biểu đồ dạng thanh bằng cách hiển thị giá mở cửa và giá đóng cửa:

  • Thanh giá: Giá mở cửa là gạch ngang phía bên trái của thanh và đóng cửa là gạch ngang phía bên phải của thanh.
  • Nến Nhật: Giá mở cửa và giá đóng cửa được xác định dựa vào màu sắc của thân nến. Nến tăn khi thân nến màu trắng hoặc màu xanh, khi này giá bên dưới là giá mở cửa, giá bên trên là giá đóng cửa. Ngược lại, khi thân nến màu đen hoặc đỏ, thể hiện giá giảm, giá bên trên sẽ là giá mở cửa, giá bên dưới sẽ là giá đóng cửa.

Nhược điểm:

  • Nến Nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể chứ không thể hiện được xu hướng của giá. Vì thế khi phân tích, các nhà giao dịch không chỉ nhìn vào cây nến hiện tại và còn phải nhìn vào tổng thể và những cây nến trong quá khứ để xác định.
  • Nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá bên trong. Do đó, khi phân tích trên biểu đồ và mô hình nến Nhật, các nhà đầu tư cần kết hợp quan sát trên nhiều khung thời gian khác nhau để có thể nhìn nhận rõ và chính xác hơn về hành vi của giá.

Biểu đồ nến Nhật

 Ví dụ biểu đồ nến Nhật

Xem thêm: Bước giá hàng hóa phái sinh

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
Đánh giá bài viết này
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!