Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (Basis) là một công cụ thường được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một hàng hóa nào đó trong tương lai. Vậy basis là gì? Cách hoạt động như thế nào? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (Basis) là gì?
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (hay được gọi ngắn gọn là Basis) là sự chênh lệch giữa giá lúc kí kết hợp đồng (giá giao ngay) và giá của hàng hóa đó tại một thời điểm xác định trước trong tương lai. Basis trong hợp đồng tương lai hoạt động dựa trên nguyên tắc biến động giá của tài sản và cách nó được định giá trong hợp đồng tương lai so với giá hiện tại.
Mức basis phái sinh không phải lúc nào cũng phải chính xác, sự chênh lệch tài sản giữa giá giao ngay và giá tương lai vào ngày đáo hạn hợp đồng do thời gian đáo hạn không đồng nhất của các hợp đồng, chất lượng sản phẩm khác nhau hoặc vị trí giao hàng khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố biến đổi trong thị trường.
Ví dụ: Basis thể hiện giá chênh nhau giữa mức giá đóng cửa cuối cùng của thị trường phái sinh với thời gian kỳ hạn 1 tháng và giá đóng cửa cuối cùng của thị trường cơ sở 20. Tức là giá hàng hóa đó tại thời điểm hiện tại cao hơn giá hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo hạn là 20.

Cách tính giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (Basis)
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản trong phái sinh hàng hóa không phải hằng số mà sẽ có sự thay đổi, nó có thể là một số dương hoặc âm tùy thuộc vào sự biến động của thị trường. Basis dương cho thấy giá của hàng hóa trên thị trường đang lớn hơn giá tương lai và ngược lại, basis âm cho thấy giá hàng hóa đó trên thị trường đang thấp hơn trong tương lai.
Công thức tính basis sẽ là:
Basis = Giá tương lai – giá giao ngay
Vào thời điểm hợp đồng tương lai đáo hạn, giá giao ngay lúc đó cũng chính là giá tương lai và basis sẽ có giá trị bằng 0.
Cung và cầu trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của sự chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản
Ứng dụng của Basis trong đầu tư
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản trong phái sinh là một khái niệm quan trọng cho biết sự chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại và giá tương lai của một tài sản cơ bản. Basis có thể được sử dụng để đánh giá, phòng hộ, hoặc định giá tài sản cơ bản. Chúng ta cùng tìm hiểu về ứng dụng của basis trong phái sinh hàng hóa:
– Đánh giá tiềm năng sinh lời của tài sản cơ bản trong tương lai: Bằng cách tận dụng sự chênh lệch giữa giá hiện tại và giá tương lai, nhà đầu tư có thể mua hợp đồng tương lai và bán với giá thị trường khi basis âm hoặc bán hợp đồng tương lai và mua ngay khi basis dương.
– Phòng hộ rủi ro do biến động giá của tài sản: Bằng cách kết hợp vị thế trên thị trường cơ sở và thị trường phái sinh. Nhà đầu tư có thể bảo vệ vốn khi tài sản cơ bản giảm giá
– Định giá tài sản: Nhà đầu tư sử dụng công thức tính basis để có thể ước tính giá trị tương lai của tài sản cơ bản, dựa vào giá hiện tại.

Các yếu tố ảnh hưởng
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản không phải là một giá trị cố định, mà có thể thay đổi theo thời gian và tình hình thị trường. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản sau đây:
- Biến động của thị trường: Là mức độ dao động giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Khi biến động tăng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển từ tài sản cơ bản sang hợp đồng tương lai để giảm rủi ro, do đó làm tăng giá trong tương lai và làm giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản giảm và ngược lại.
- Rủi ro thanh khoản: Đây là rủi ro mà nhà đầu tư sẽ không thể bán hoặc mua một tài sản với giá mong muốn do thiếu người mua hoặc người bán. Khi rủi ro thanh khoản cao, nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc thoát khỏi vị thế của họ, do đó làm biến động giá của hàng hóa làm cho giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản dao động mạnh hoặc không ổn định.
- Cung – cầu trên thị trường: Khi nguồn cung trên thị trường không đủ đáp ứng nhu cầu thì giá thị trường sẽ vượt xa giá tương lai, làm cho basis tăng mạnh. Ngược lại, khi nhu cầu thấp mà nguồn cung dồi dào, giá thị trường sẽ thấp hơn nhiều so với giá tương lai, làm cho basis giảm yếu.
- Rủi ro thanh toán: Rủi ro thanh toán là rủi ro mà một trong hai bên của hợp đồng sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của họ khi đến ngày đáo hạn. Rủi ro này khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng nhận được tiền hoặc giao hàng của tài sản cơ bản, do đó làm ảnh hưởng đến giá của hàng hóa hiện tại và trong tương lai. Điều này có thể làm cho basis chênh lệch lớn hoặc không phản ánh được giá trị thực của tài sản cơ bản.
Tầm quan trọng của basis đối với các nhà đầu tư
Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (Basis) là một khái niệm rất quan trọng cho các nhà quản lý danh mục đầu tư và nhà đầu tư cá nhân.Việc hiểu rõ sự chệnh lệch giữa giá hiện tại và tương sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ vốn, tránh những sai lầm khi đầu tư.
Các nhà đầu tư thường xây dựng một chiến lược đầu tư bao gồm tài sản cơ sở và công cụ phòng hộ. Các chiến lược phòng hộ thường có rủi ro cơ sở. Khi áp dụng chiến lược phòng hộ, nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cơ sở đánh đổi rủi ro về giá trị.
Rủi ro cơ sở xảy ra khi giá hiện tại và giá tương lai không theo cùng một xu hướng gọi là phân kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi bất thường của giá chênh giữa hợp đồng tương lai và tài sản cơ bản, thường là tăng hay giảm đột ngột. Dù bạn có chiến lược phòng hộ bảo vệ bạn khỏi rủi ro về giá, nhưng bạn vẫn không thể né tránh rủi ro về basis. Tuy nhiên, basis luôn biến động ít hơn so với biến động giá thị trường hay giá tương lai.
Qua bài viết các nhà đầu tư cũng đã hiểu rõ khái niệm giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản là gì? Basis phái sinh là gì? cũng như cách tính ứng dụng của basis trong phái sinh hàng hóa. Tuy nhiên để có một giao dịch đầu tư thành công đòi hỏi nhà đầu tư cần nghiên cứu, phân tích tìm hiểu thị trường trong thời gian dài, áp dụng nhiều công cụ khác nhau từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất. Hãy theo dõi Gia Cát Lợi tại giacatloi.vn để cập nhập thêm các kiến thức cũng như thông tin về thị trường phái sinh hàng hóa.