Mặc dù mới ra đời nhưng thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của thị trường hàng hóa phái sinh đã được đón nhận rộng rãi của cộng đồng nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến thực trạng thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Hàng hóa phái sinh là gì?
Phái sinh hàng hóa hay còn được gọi là giao dịch hàng hóa tương lai, là hoạt động giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua – bán một khối lượng hàng hóa nào đó tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian tương lai gần.
-
Tổng quan thực trạng thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam hiện nay
Thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam được vận hành với 2 sản phẩm giao dịch là Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN30 và Hợp đồng tương lai 5 trái phiếu Chính phủ 5 năm.
Năm 2020, tổng hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đạt 39.914.205 hợp đồng, tăng 79,91% so với năm 2019. Khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng 78,49% so với năm 2019, gấp 2 lần năm 2018 và gấp hơn 14 lần năm 2017.
Năm 2020, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 85,86% và nhà đầu tư tổ chức trong nước là 13,29%. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức trong nước đối với thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng tăng.
Trong năm 2020, có 18 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được giao dịch.
Sau 3 năm hoạt động, thị trường hàng hóa phái sinh tăng trưởng rất tốt, vượt kỳ vọng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Tổng quan thị trường hàng hóa phái sinh có mấy loại?
Thị trường chứng khoán phái sinh có 2 loại:
- Thị trường tập trung: Thị trường mà các hoạt động mua – bán được thực hiện liên tục, được niêm yết bởi sở giao dịch chứng khoán.
- Thị trường phi tập trung: Thị trường các công cụ phái sinh được giao dịch mà không được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.
Xem thêm: Thị trường hàng hóa phái sinh là gì?