tinh-hinh-tai-chinh-viet-nam-hien-nay-the-nao-co-hoi-va-thach-thuc

Tình Hình Tài Chính Việt Nam Hiện Nay Thế Nào? Cơ Hội Và Thách Thức

Tình hình tài chính Việt Nam hiện nay như thế nào là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, tình hình tài chính hiện nay có nhiều điểm sáng đáng chú ý. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức. Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư tài chính Việt Nam hiện nay trong bài viết sau.

Tình hình tài chính Việt Nam hiện nay

Mặc dù có một số tín hiệu tích cực so với dự đoán đầu năm của các tổ chức thế giới, nhưng xét về tổng thể kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Sau gần 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 tình hình tài chính kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có nhiều biến động mạnh mẽ. 

Xét theo mức độ tổng quan, tình hình tài chính Việt Nam hiện nay đã đạt được một số kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Cụ thể như sau:

  • Tăng trưởng kinh tế cao: Tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục đạt mức cao trong những năm gần đây, đạt 7,7% năm 2022, đây được xem là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
  • Lạm phát được kiểm soát: Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 dự kiến ở mức 4,0-4,5%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 4%.
  • Tỷ giá hối đoái ổn định: Tỷ giá hối đoái VND/USD được duy trì ổn định trong thời gian qua, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được cải thiện: Tình hình tài chính của doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện trong những năm gần đây, thể hiện qua việc giảm thiểu nợ xấu, tăng cường thanh khoản, cải thiện hiệu quả hoạt động.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có triển vọng phục hồi tích cực trong trung hạn. Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2024. Sự kiện nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên “Đối tác Toàn diện” và khánh thành “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Hòa Lạc” đã góp phần tạo động lực tích cực cho nhiều doanh nghiệp FDI lớn cam kết tiếp tục tăng cường đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm 2023 nền kinh tế nước ta vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện qua mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu giảm, xuất khẩu chỉ đạt 316,2 tỷ USD, giảm 8,9%, nhập khẩu đạt 417,4 tỷ USD, giảm 10,3%. Thu ngân sách nhà nước cũng giảm, đạt 1.144,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, đạt 292,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu.

Tình hình tài chính Việt Nam hiện nay
Tình hình tài chính Việt Nam hiện nay

4 kênh đầu tư tài chính phổ biến ở Việt Nam hiện nay 

Dưới đây, Gia Cát Lợi sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư tổng hợp 4 kênh đầu tư tài chính sinh lời an toàn, hiệu quả nhất hiện nay ở Việt Nam:

Chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là việc mua bán các loại chứng khoán, như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quỹ đầu tư,… và các sản phẩm tài chính khác trên thị trường. Nhà đầu tư sẽ sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để mua cổ phần của các công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 

Chứng khoán là loại tài sản có tiềm năng sinh lời cao và tính thanh khoản cao vì được giao dịch trên các sàn giao dịch uy tín. Do đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán mà không lo bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách mua bán nhiều loại chứng khoán khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Để đầu tư chứng khoán hiệu quả, nhà đầu tư cần có kiến thức về thị trường chứng khoán, thường xuyên theo dõi, đánh giá thị trường nhằm đưa ra quyết định mua bán phù hợp. 

Gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền vào ngân hàng trong một thời gian nhất định và nhận lãi suất tương ứng với kỳ hạn gửi. Đây là một hình thức đầu tư tài chính phổ biến phù hợp với những người có nhu cầu tích lũy tiền “ăn chắc mặc bền”.

Ưu điểm của việc gửi tiền tiết kiệm đó chính là lãi suất nhận hàng tháng đều đặn, an toàn vì được pháp luật bảo vệ và đảm bảo. Tiền gửi tiết kiệm có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không lo bị mất lãi suất. 

Trái lại, tỷ suất sinh lời của gửi tiết kiệm thấp hơn so với hình thức đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vàng,… Ngoài gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng có thể cân nhắc các loại hình gửi tiết kiệm khác, như gửi tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm tự động. Nhà đầu tư nên lựa chọn ngân hàng uy tín, so sánh lãi suất giữa các ngân hàng với nhau để đảm bảo quyền lợi của mình.

Bất động sản

Đầu tư bất động sản là hình thức đầu tư truyền thống và phổ biến nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Bất động sản có giá trị cao do đó chỉ cần một sự tăng trưởng nhẹ thì nhà đầu tư cũng đã thu về được cho mình một khoản lợi nhuận lớn. Đồng thời, đầu tư bất động sản còn có nhiều hình thức khác nhau như căn hộ chung cư, đất nền, nhà phố, nghỉ dưỡng,.. giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản có tính thanh khoản tương đối thấp vì quá trình mua bán diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. Kênh đầu tư này đòi hỏi nhà đầu tư phải bỏ ra số vốn lớn để thực hiện giao dịch cũng như phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường. Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về lĩnh vực pháp lý, xây dựng cho mình kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp nhằm hạn chế tối đa thua lỗ. 

Hàng hóa phái sinh

Đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay là một trong những kênh đầu tư sinh lời nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều nhà đầu tư. Tại Việt Nam,  kênh đầu tư này được giao dịch 4 nhóm mặt hàng đó là: 

  • Nhóm nông sản: Lúa mì, lúa mì mini, ngô, ngô mini, đậu tương, đậu tương mini, …
  • Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Cà phê Arabica, cà phê Robusta, cacao, cao su TSR20, đường 11 và đường trắng…
  • Nhóm năng lượng: Dầu Brent, dầu WTI mini,khí tự nhiên mini, dầu thô WTI MICRO…
  • Nhóm kim loại: Bạc, bạch kim, đồng,đồng mini, đồng MICRO, thép thanh vằn LME, thép phế liệu LME và thép cuộn cán nóng LME…

Đây là kênh đầu tư tài chính an toàn vì được cấp phép bởi Bộ Công Thương và tất cả các giao dịch hàng hóa phái sinh đều hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) nên đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho nhà đầu tư.

Thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao, giao dịch hai chiều, thời gian T+0. Do đó, kể cả khi thị trường đi xuống nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận ngay sau khi thực hiện giao dịch mua/bán. Để đầu tư hàng hóa phái sinh hiệu quả, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa, như cung cầu, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới,…

4 kênh đầu tư tài chính phổ biến ở Việt Nam hiện nay 
4 kênh đầu tư tài chính phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Đánh giá tình hình tài chính Việt Nam hiện nay

Tình hình tài chính Việt Nam hiện nay nhìn chung có nhiều cơ hội phát triển, song vẫn còn tồn tại một số thách thức, khó khăn. Cụ thể như sau:  

Cơ hội

Về tổng quan, tình hình tài chính Việt Nam trong năm vừa qua đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, các chuyên gia kinh tế dự báo vài năm đến Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển như: 

  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, với mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt 12.000 USD vào năm 2025.
  • Quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu về vốn và tài chính.
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại, từ đó thúc đẩy nhu cầu về vốn và tài chính.

Thách thức

Bên cạnh một số cơ hội phát triển kinh tế thì thị trường tài chính Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Các rủi ro tài chính toàn cầu như biến động thị trường tài chính quốc tế, lạm phát, suy thoái kinh tế,…
  • Các rủi ro tài chính nội địa như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường,…
  • Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thị trường tài chính trong nước và trên thế giới.

Định hướng phát triển

Việc đề ra các biện pháp khuyến nghị và chính sách phát triển tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Thời gian đến Việt Nam sẽ tăng cường:

  • Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế cho thị trường tài chính.
  • Thúc đẩy phát triển các thị trường tài chính hiện đại như thị trường hàng hóa phái sinh, trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm,…
  • Nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức tài chính.
  • Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tài chính.

Qua bài viết trên, Gia Cát Lợi đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về thực trạng tình hình tài chính Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, tình hình tài chính hiện nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được một số thành tựu quan trọng tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro, khó khăn nhất định. Việc xây dựng hệ thống tài chính kinh tế vững mạnh sẽ góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho Việt Nam trong tương lai. 

Đánh giá bài viết này
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!