Chu kỳ thị trường

Chu Kỳ Thị Trường Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Chu Kỳ Thị Trường

Chu kỳ thị trường có sự liên quan mật thiết đến lợi nhuận của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường hàng hóa. Vậy chu kỳ thị trường là gì? Cách hoạt động ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Chu kỳ thị trường là gì?

Chu kỳ thị trường là khoảng thời gian giữa sự thay đổi của giá cả của một tài sản nào đó trên thị trường. Đây chính là sự tăng giảm của giá cả tài sản, biểu hiện sự dao động của thị trường trong một khoản thời gian ngắn hoặc dài hơn.

Chu kỳ thị trường trong hàng hóa chính là khoảng thời gian giữa hai lần giá hàng hóa đó đạt mức thấp nhất. Giá hàng hóa trên thị trường không ổn định, có thể tăng giảm bất kỳ lúc nào và sự tham gia của những tổ chức tài chính lớn là động lực tạo ra những chu kỳ giá đó. Một chu kỳ thị trường hàng hóa biến động theo các giai đoạn mở rộng và thu hẹp. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể quản lý danh mục đầu tư hiệu quả hơn bằng cách đầu tư nhiều hơn khi giá hàng hóa đang tích lũy và tăng, rồi thu lại lợi nhuận khi giá hàng hóa đang phân phối và giảm. Để xác định một chu kỳ hàng hóa, các nhà đầu tư thường so sánh khoảng cách giữa các mức thấp để biết giá hàng hóa đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ hiện tại.

Chu kỳ thị trường là gì?
Chu kỳ thị trường là gì?

Các giai đoạn trong chu kỳ thị trường

Một chu kỳ thị trường thường được chia thành 4 giai đoạn bao gồm giai đoạn tích luỹ, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn phân phối và giai đoạn suy thoái. Các giai đoạn này có tính chu kỳ và có thể giúp dự báo được diễn biến giá trong tương lai. Nắm rõ được các giai đoạn này, các nhà đầu tư có thể hiểu được tình hình và đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn

Giai đoạn tích lũy (Accumulation)

Giai đoạn tích lũy là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ của thị trường hàng hóa. Trong giai đoạn này, giá hàng hóa không có nhiều biến động và không có nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, đây là thời điểm mà các nhà đầu tư lớn có thể bắt đầu mua để tích lũy dần. Họ mua ở mức hợp lý, sau đó chờ giá giảm xuống mức mong muốn.

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia, nhưng cần thận trọng vì giá hàng hóa chưa đủ hấp dẫn và không có nhiều cơ hội kiếm lời. Các nhà đầu tư dài hạn có thể xác định vị trí để thu được lợi nhuận cao nhất, nhưng nên xem xét mở rộng hoặc thu hẹp các vị trí để tận dụng biến động giá

Giai đoạn tăng giá (Markup)

Khi sự tích lũy hàng hóa tại giai đoạn trước đạt đến một mức nhất định, thì giai đoạn tăng giá sẽ bắt đầu. Tại giai đoạn này là giai đoạn mà giá hàng hóa tăng lên nhanh chóng, điều này thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, dẫn đến giá hàng hóa tiếp tục tăng lên.

Giai đoạn tăng giá thường kết thúc khi giá tài sản đạt đến mức cao nhất. Khi giá tài sản bắt đầu giảm, thị trường sẽ chuyển sang giai đoạn giảm giá.

Giai đoạn phân phối (Distribution)

Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư mua sớm hoặc những người mới mua trong giai đoạn tăng giá đã tích lũy đủ tài sản của mình và bắt đầu bán ra với mức giá cao hơn để thu về lợi nhuận. Giai đoạn phân phối thường được coi là dấu hiệu cho thấy một chu kỳ thị trường tăng giá sắp kết thúc. Khi các nhà đầu tư bắt đầu bán ra tài sản, giá có thể bắt đầu giảm.

Giai đoạn phân phối sẽ là giai đoạn có khối lượng giao dịch cao nhất trên thị trường hàng hóa.

Giai đoạn giảm giá (Markdown)

Giai đoạn này là lúc các nhà đầu tư đã mua hàng hóa trong giai đoạn phân phối bắt đầu bán ra nhưng vì họ đã bán từ giai đoạn trước đó nên rất ít người hấp thụ số lượng hàng hóa này. Và theo tâm lý thị trường số lượng hàng hóa bán ra sẽ tăng lên dẫn đến giá hàng hóa giảm rất nhanh. Giai đoạn giảm giá thường kết thúc khi giá hàng hóa vượt qua mức hỗ trợ và khối lượng giao dịch tăng gấp nhiều lần mức trung bình hàng ngày.

Các giai đoạn trong chu kỳ thị trường
Các giai đoạn trong chu kỳ thị trường

Mối quan hệ giữa 4 chu kỳ kinh tế và chu kì thị trường hàng hóa

Chu kỳ kinh tế là những biến động lên xuống của một nền kinh tế do các tác động từ bên trong hoặc bên ngoài. Chu kỳ kinh tế tác động đến chu kỳ thị trường theo 4 chu kỳ giai đoạn kinh tế sau: 

  • Giai đoạn suy thoái kinh tế (Recession):Tại giai đoạn này, nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm sút, dẫn đến giảm giá và sản lượng hàng hóa, lạm phát cũng có sự giảm tốc độ nhưng có độ trễ nhất định. Đây là thời điểm khó khăn cho các nhà đầu tư hàng hóa, nhưng có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào khi giá rẻ và chờ đợi sự phục hồi của thị trường. 
  • Giai đoạn đáy chu kỳ (Trough): Giai đoạn này nền kinh tế đã bị suy thoái ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Lạm phát ở giai đoạn đáy có sự tăng nhẹ. Lúc này giá hàng hóa sẽ có xu hướng đổi chiều tăng giá, do đó thời điểm này thích hợp cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường hàng hóa
  • Giai đoạn phục hồi kinh tế (Recovery): Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu phục hồi. Đây là thời điểm chuyển tiếp từ suy thoái sang hưng thịnh. Các nhà đầu tư hàng hóa có thể lựa chọn các loại hàng hóa có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.
  • Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế (Peak): Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng cao, kéo theo giá cả và sản lượng hàng hóa cũng tăng. Đây là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư bán hàng hóa của mình

Siêu chu kỳ hàng hóa là gì?

Siêu chu kỳ là một giai đoạn dài tăng giá và tăng trưởng mạnh mẽ của các loại hàng hóa trên thị trường, vượt qua các chu kỳ tăng giảm thông thường. Siêu chu kỳ hàng hóa thường kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ, và được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như sự gia tăng của nhu cầu toàn cầu, sự khan hiếm của nguồn cung, chính sách tiền tệ lỏng lẻo, lạm phát, đồng USD suy yếu, và các công nghệ mới. Siêu chu kỳ hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến các ngành công nghiệp liên quan đến hàng hóa như mỏ, năng lượng, kim loại, nông sản và vận tải. Nhà đầu tư có thể sử dụng siêu chu kỳ hàng hóa để tận dụng lợi ích từ sự tăng trưởng và tăng giá của các loại hàng hóa bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các ngành này.

Chu kỳ thị trường là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhận định và nghiên cứu thị trường của các nhà đầu tư. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư mới hiểu rõ được chu kỳ thị trường là gì? Từ đó ứng dụng vào quá trình nghiên cứu để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.

 

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
Đánh giá bài viết này
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!