KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA LÀ GÌ? NHỮNG THUẬT NGỮ CẦN BIẾT
Với nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, những thuật ngữ về háng hóa hay phái sinh hàng hóa đã trở nên vô cùng quen thuộc. Nhưng với những “newbie” mới bước chân vào thị trường hàng hóa thì có vô số thuật ngữ “khó nhằn” cần phải học, trong đó có khối lượng giao dịch hàng hóa, hợp đồng, bước giá,… Thấu hiểu tâm lý đó của những nhà đầu tư mới, Gia Cát Lợi giải thích cùng bạn những thuật ngữ cơ bản cần biết trong giao dịch hàng hóa nhé!
Nội dung
1. Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hoá phái sinh là hình thức giao dịch hàng hoá theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hoá. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
2. Các loại hợp đồng trong giao dịch phái sinh hàng hóa
Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): Hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai. Ví dụ như ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11.
Hợp đồng tương lai (futures): Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
Hợp đồng hoán đổi (swap): là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa.
3. Khối lượng giao dịch hàng hóa
Khối lượng giao dịch (Volume) là khối lượng hợp đồng được giao dịch trong một đơn vị thời gian. Thông thường được thống kê hàng ngày. Có thể theo từng lệnh giao dịch tại từng thời điểm cụ thể, theo tuần, theo tháng, theo năm.
4. Margin Level
Magin Level (mức ký quỹ) là tỷ lệ giữa tài sản của nhà giao dịch và tài sản thế chấp được thể hiện ở dạng phần trăm. Mức ký quỹ cho thấy rủi ro hiện tại để kịp thời ngăn chặn. Việc quan sát mức ký quỹ giúp nhà giao dịch hiểu được rằng anh ta có đủ tiền để mở một lệnh mới hoặc duy trì lệnh đã mở.
Công thức tính:
Margin Level = (Equity / Necessary Margin) x 100%.
5. Bước giá
Bước giá là phần chênh lệch về mức giá thay đổi tối thiểu của hợp đồng. Các thay đổi trong bước giá được quy định bởi các sở giao dịch hàng hoá và có sự khác nhau giữa các loại hợp đồng.
Ví dụ: Dầu thô có bước giá là 0,01
Bước giá hàng hóa phái sinh được tìm thấy trong Đặc tả hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau sẽ có mức giá riêng theo từng hợp đồng. Trong giao dịch hàng hoá bao gồm bước giá năng lượng, nông sản, kim loại và nguyên liệu.
- Bước giá năng lượng: hàng hóa năng lượng bao gồm khí đốt thiên nhiên, dầu thô, xăng dầu,…
- Bước giá nông sản: Hàng hóa nông sản bao gồm lúa mì, đậu tương, ngô và gạo thô.
- Bước giá kim loại: Mặt hàng kim loại gồm có bạc, bạch kim và palladium.
- Bước giá nguyên liệu: Thị trường giao dịch nguyên liệu gồm có cao su, cà phê, ca cao, đường, bông…
Xem thêm: Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh