Mô Hình Giá Hình Chữ Nhật

Mô Hình Giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) – Cách Giao Dịch

Mô hình chữ nhật (hay còn được gọi là Rectangle Pattern) là mô hình được hình thành khi giá bị kìm hãm giữa mức giá kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. 

Đây là mô hình rất thường hay diễn ra trên thị trường đi ngang (sideway) và là giai đoạn khó nhằn nhất đối với hầu hết trader. Xem hết bài viết dưới đây để hiểu hết về mô hình giá chữ nhật nhé!

1. Mô hình giá Hình chữ nhật (Rectangle) là gì?

Mô hình chữ nhật (hay còn được gọi là Rectangle Pattern) là mô hình được hình thành khi giá bị kìm hãm giữa mức giá kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. 

Mô hình Rectangle cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo lẫn nhau nhưng sức đẩy không đủ mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ, sau đó nó sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ.

Mô hình chữ nhật được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó sẽ quay lại retest đường kháng cự hoặc đường hỗ trợ rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ.

2. Đặc điểm và cấu tạo của mô hình giá Rectangle

Đặc điểm của mô hình giá hình Rectangle:

  • Mô hình giá hình chữ nhật khá giống với thị trường đi ngang (Sideway), nhưng nó tồn tại trong thời gian ngắn hơn.
  • Các mức giá của nằm trong mức hỗ trợ và kháng cự của mô hình.
  • Mô hình giá hình chữ nhật có thể được hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm.

Vậy nên cấu tạo của mô hình Rectangle có các thành phần chính gồm:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hoặc đáy đi loanh quanh trong khu vực đường hỗ trợ và kháng cự. 

3. Các loại mô hình giá Rectangle

Mô hình chữ nhật tăng

Mô hình chữ nhật tăng thường xuất hiện trong một xu hướng tăng còn khá mạnh. Khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần, sau đó phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp giá retest lại ngưỡng kháng cự rồi mới tăng.

Theo nghiên cứu của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R, nếu một mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện sau một xu hướng tăng thì 68% nó sẽ phá vỡ theo hướng đi lên và 32% còn lại là phá vỡ theo hướng đi xuống. Điều này cho thấy rằng không phải mô hình chữ nhật xuất hiện sau xu hướng tăng thì nó sẽ đi lên, nó vẫn có 32% xu hướng đảo chiều.

Mô hình chữ nhật giảm

Mô hình chữ nhật giảm thường xuất hiện trong một xu hướng giảm còn khá mạnh (giá liên tục tạo đáy sau thấp hơn đáy trước). Giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần rồi phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm. Nhưng cũng có những trường hợp giá retest lại ngưỡng hỗ trợ rồi mới giảm.

Tuy nhiên mô hình này xác suất giá đi lên là 45% và xác suất giá đi xuống là 55%, hai xác suất này tương đương nhau.

4. Cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Một trong những điểm khiến trader rất dễ nhầm tưởng là mô hình chữ nhật cũng xuất hiện ở 2 vị trí là đỉnh của xu hướng tăng và đáy của xu hướng giảm. Chính vì thế ngay dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách giao dịch với mô hình chữ nhật

  • Mô hình chữ nhật tăng: Trader vào lệnh Buy thuận xu hướng
  • Mô hình chữ nhật giảm: Một lệnh Sell sẽ khá an toàn cho trader

Bước 1: Xác nhận xu hướng và nhận diện mô hình

Đầu tiên, các nhà giao dịch cần phải xác định trước đó xu hướng tăng hay giảm và xu hướng này có còn mạnh mẽ hay không. Nhà giao dịch có thể sử dụng công cụ như đường trendline, kênh giá, hỗ trợ và kháng cự hoặc phân tích trên khung thời gian lớn hơn để xác định xu hướng.

Tiếp theo, bạn cần xác định mô hình chữ nhật là tăng hay giảm, sau đó kiên nhẫn chờ giá breakout khỏi mô hình thì mới bắt đầu giao dịch.

Bước 2: Vào lệnh

Tương tự các mô hình giá khác, nhà giao dịch có thể vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi mô hình hoặc chờ giá quay lại retest vùng phá vỡ thì mới vào lệnh. Ngoài ra, nhà giao dịch cũng có thể lựa chọn giao dịch bên trong mô hình. Với cách này trader không cần chờ đợi giá breakout, nhưng lợi nhuận thường không cao. Chi tiết từng cách giao dịch như sau:

Cách 1: Giao dịch khi giá breakout khỏi mô hình

Đối với mô hình nến nhật tăng:

  • Điểm vào lệnh: vào lệnh Buy (mua) tại mức giá đóng cửa của cây nến xanh breakout khỏi đường kháng cự đi lên
  • Cắt lỗ: bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
  • Chốt lời: cách điểm vào lệnh bằng đúng khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ (chiều rộng của hình chữ nhật)

Đối với mô hình nến nhật giảm

  • Điểm vào lệnh: lệnh Sell (bán) được đặt tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ breakout khỏi đường hỗ trợ đi xuống
  • Cắt lỗ: bên trên đường kháng cự 1 vài pip
  • Chốt lời: cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật

Cách 2: Giao dịch khi giá quay lại retest vùng phá vỡ

Trader sử dụng cách giao dịch này sẽ an toàn hơn vì sẽ tránh được trường hợp phá vỡ giả. Cách vào lệnh như sau:

Đối với mô hình nến nhật tăng

  • Điểm vào lệnh: vào lệnh Buy (mua) khi giá quay lại retest vùng kháng cự đã phá vỡ
  • Cắt lỗ: bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
  • Chốt lời: cách điểm đặt lệnh một đoạn bằng chiều rộng của hình chữ nhật

Đối với mô hình nến nhật giảm

  • Điểm vào lệnh: vào lệnh Sell (bán) khi giá quay lại retest vùng hỗ trợ đã phá vỡ
  • Cắt lỗ: đặt cắt lỗ trên đường kháng cự một vài pip
  • Chốt lời: cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật

Cách 3: Giao dịch bên trong hình chữ nhật

Những trader thích lướt sóng và ưa mạo hiểm phù hợp với Chiến lược giao dịch này vì phù hợp và khá đơn giản. Với cách giao dịch này trader vào lệnh như sau:

  • Buy (mua) khi giá chạm vào hỗ trợ, cắt lỗ bên dưới đường hỗ trợ và chốt lời tại vùng kháng cự
  • Sell (bán) khi giá chạm kháng cự, cắt lỗ bên trên đường hỗ trợ và chốt lời tại vùng hỗ trợ

Lưu ý: trader chỉ nên giao dịch khi biên động giao động trong hình chữ nhật lớn vì giao dịch trong biên độ của hình chữ nhật khá rủi ro. Trader không nên giao dịch nếu như biên độ hẹp vì rủi ro khá cao.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cơ bản về mô hình giá hình chữ nhật. Chúng tôi hy vọng Quý nhà đầu tư sẽ ủng hộ để chúng tôi có động lực phát triển hơn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

Xem thêm bài viết: Mô Hình Giá Đóng Mở Đảo Chiều (Open Close Reversal) – Cách Giao Dịch

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
5/5 - (264 bình chọn)
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!