Mô Hình Giá Cặp Sừng Ở Đỉnh / Đáy

Mô Hình Giá Cặp Sừng Ở Đỉnh / Đáy (Horn Top / Bottom) – Hướng Dẫn Giao Dịch

Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom) là mô hình giá đảo chiều gồm 3 thanh giá trong đó 2 thanh ở hai bên giật lên cao với vùng đỉnh gần bằng nhau trong khi thanh ở giữa ngắn và có đỉnh thấp hơn.

Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom) là một mô hình giá đảo chiều rất dễ nhận diện trên biểu đồ. Nếu bạn bắt được trúng mô hình này và có chiến lược giao dịch hợp lý sẽ thu được kha khá lợi nhuận.

1. Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom) là gì ?

Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom) là mô hình giá đảo chiều gồm 3 thanh giá trong đó 2 thanh ở hai bên giật lên cao với vùng đỉnh gần bằng nhau trong khi thanh ở giữa ngắn và có đỉnh thấp hơn. Mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Bottom) nhìn giống như cặp sừng của con bò hay hình chữ cái “H” và ngược chiều với cặp sừng ở đáy (HornTop).

Mo hinh gia cap sung o dinh va day
Mô hình giá cặp sừng ở đính/đáy

1.1 Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh (Horn Top)

Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh (Horn Top) xuất hiện sau một xu hướng tăng, bao gồm hai cú giật giá cao hơn thông thường với vùng giá đỉnh xấp xỉ bằng nhau và một thanh giá ngắn khác ở giữa hai thanh giá kia. Một tín hiệu bán được kích hoạt khi giá đóng dưới mức đáy thấp nhất của ba thanh giá đã tạo ra mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Top)

Xem thêm: Mô hình vai đầu vai là gì ? Cách ứng dụng nến vai đầu vai khi đầu tư

Mô hình giá cặp sừng ở đỉnh (Horn Top)

1.2 Mô hình giá cặp sừng ở đáy (Horn Bottom)

Ngược lại, mô hình giá cặp sừng ở đáy (Horn Bottom) xuất hiện sau một xu hướng giảm và bao gồm hai cú giật mạnh hơn thông thường với vùng giá đáy xấp xỉ bằng nhau và ở giữa cũng có một thanh giá ngắn. Một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá đóng cửa phía trên đỉnh cao nhất của mô hình. 

Mô hình giá cặp sừng ở đáy (Horn Bottom)

2. Đặc điểm và mục tiêu giá của mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom)

hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom)  sẽ gia tăng hiệu quả nếu có những đặc điểm dưới đây:

  • Xu hướng trước đó phải là một xu hướng được hình thành trong 1 thời gian dài, trong đó mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Top) xuất hiện sau một xu hướng tăng, còn Mô hình cặp sừng ở đáy (Horn Bottom) xuất hiện sau một xu hướng giảm.
  • Không nên giao dịch khi thấy mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Top) xuất hiện tại đáy xu hướng giảm hoặc khi thấy mô hình mô hình cặp sừng ở đáy (Horn Bottom) xuất hiện tại đỉnh xu hướng tăng.
  • Đáy sừng đối với mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Top) và đỉnh sừng đối với mô hình cặp sừng ở đáy (Horn Bottom) nên dài thì sẽ hiệu quả hơn đáy / đỉnh sừng ngắn.
  • Khối lượng giao dịch càng cao thì độ tin cậy của mô hình sẽ được gia tăng.

Tín hiệu bán của mô hình cặp sừng ở đỉnh (Horn Top) sẽ được đưa ra khi giá giảm xuống và phá qua đáy sừng. Tại đây, mục tiêu giá của mô hình sẽ bằng khoảng 75% chiều cao của mô hình, tính từ điểm breakout xuống dưới.

Đối với mô hình giá cặp sừng ở đáy (Horn Bottom), tín hiệu mua sẽ được đưa ra khi giá tăng lên và phá qua đỉnh sừng. Tại đây, mục tiêu giá của mô hình sẽ bằng khoảng 70% chiều cao của mô hình, tính từ điểm breakout lên trên.

3. Các đặc điểm giúp tăng độ hiệu hiệu quả cho mô hình giá cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom)

Các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả cho mô hình nến này theo Bulkowski (2005) được liệt kê như sau:

  • Mô hình Horn Top sẽ hiệu quả nhất khi nó xuất hiện sau một xu hướng tăng dài hạn, đã kéo dài vài tháng
  • Nên tránh mô hình Horn Top nếu thấy nó xuất hiện sau một xu hướng giảm
  • Các đáy sừng dài thì hiệu quả hơn các đáy sừng ngắn
  • Các đáy sừng với đà phá vỡ kèm theo khối lượng giao dịch cao thì cho kết quả tích cực hơn

4. Hướng dẫn giao dịch với mô hình cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom)

Giao dịch với mô hình nến cặp sừng ở đỉnh / đáy (Horn Top / Bottom), chúng ta sẽ vào lệnh giao dịch đảo chiều khi giá phá qua các đỉnh đáy của mô hình.

Điểm chốt lời nên được đặt bằng với mục tiêu giá của mô hình theo cách tính đã mô tả bên trên nếu muốn an toàn hoặc có thể tiếp tục nắm giữ vị thế chờ tín hiệu thoát lệnh để chốt lời.

Điểm dừng lỗ có thể được đặt bên trên đỉnh của cặp sừng ở đinh (Horn Top) hoặc dưới cặp sừng ở đáy của (Horn Bottom). Tuy nhiên, cách thiết lập như vậy sẽ cho tỷ lệ risk reward không mấy hấp dẫn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy tín hiệu đảo chiều tại điểm breakout là khá mạnh thì có thể đặt dừng lỗ ở vùng breakout, cách điểm breakout vài pip.

5. Cách Vào Lệnh

Khi mô hình nến Nhật được hình thành thì chúng ta có các điểm vào lệnh với ví dụ về mô hình cặp sừng ở đáy của (Horn Bottom) như sau:

  • Điểm vào lệnh: Khi giá tăng chốt nến vượt qua mô hình, chúng ta sẽ vào lệnh mua
  • Điểm dừng lỗ: An toàn và tối ưu nhất là bên dưới cách đáy mô hình vài pip
  • Điểm chốt lời: Với mô hình này bạn có thể đặt mức lợi nhuận tối thiểu theo tỷ lệ Risk/Reward (R:R) là 1:2

Chúng ta cùng xem về hình ảnh minh họa bên dưới về các điểm vào:

Cách Vào Lệnh

5.1 Ứng Dụng Trong Thực Tế

Khi bạn nhận thấy mô hình được hình thành thì bạn hãy tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi một cây nến đóng trên mô hình là có thể vào lệnh. Với lệnh giao dịch này chúng ta đã có thể thu về lợi nhuận như mong đợi là R:R = 1:2

5.2 Tại sao phải học mô hình giá 

Có thể nói, trong giao dịch thì việc sử dụng mô hình giá đem lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả. Xu hướng của giao dịch hiện đại là các nhà đầu tư nên ít dùng các chỉ báo lại và thay vào đó các trader sẽ để ý nhiều hơn đến các hành động giá. Chính vì vậy, việc sử dụng mô hình giá hiện đang đang được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Mô hình giá giúp nhà đầu tư:

  • Xác định được giá đang ở xu hướng nào
  • Dự đoán được biến động của giá, tăng hay giảm
  • Có thể dễ dàng giao dịch thông qua mô hình giá bằng điện thoại di động

Xem thêm bài viết: Mô Hình Giá Đảo Chiều Ngắn Hạn (Hook Reversal)

LOGO Gia Cát Lợi
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
5/5 - (145 bình chọn)
02471099247
DMCA.com Protection Status
error: Alert: Content is protected !!