Mô hình giá đỉnh ống và đáy ống là mô hình được tạo thành bởi hai cây nến. Mô hình giá đỉnh ống còn được gọi là mô hình biểu đồ Pipe Top. Mô hình giá này thường xuất hiện ở đỉnh của thị trường sau một chu kỳ tăng giá.
Mô hình đáy ống hay còn được gọi là mô hình Pipe Bottom. Mô hình Pipe Bottom xuất hiện ở cả xu hướng thị trường tăng giá và giảm giá. Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng giảm thường báo hiệu cho một xu hướng tăng giá sắp diễn ra.
Nội dung
1. Mô Hình Giá Đỉnh Ống Và Đáy Ống (Pipe Top / Bottom)
1.1 Mô hình giá đỉnh ống là gì ?
Mô hình giá đỉnh ống còn được gọi là mô hình biểu đồ Pipe Top. Mô hình giá này thường xuất hiện ở đỉnh của thị trường sau một chu kỳ tăng giá. Mô hình Pipe Top báo hiệu cho một xu hướng giảm giá sắp diễn ra trên thị trường. Mô hình này được đánh giá có độ tin cậy cao trong việc dự báo giá giảm.
Mô hình Pipe Top rất dễ nhận biết do mô hình này được tạo thành bởi 1 cặp nến tăng giá và giảm giá kế tiếp nhau. Nến đầu tiên trong biểu đồ sẽ là một nến tăng giá mạnh với thân nến dài. Nến thứ hai là một nến giảm với thân nến dài, giá đóng cửa phải thấp hơn thân nến trước đó.
Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa mô hình biểu đồ Pipe Top với mô hình nến nhấn chìm giảm. Sự khác biệt giữa hai mô hình này là quy luật về vị trí giá mở cửa và đóng cửa. Đối với mô hình, khi nến sau thực sự “nhấn chìm” nến trước bằng một cây nếu giảm có thân nến dài thì mô hình nến mới được công nhận. Ngược lại, đối với mô hình Đỉnh ống, 2 nến chỉ cần có thân dài, khác hẳn so với các nến lân cận và không cần xác nhận về sự “nhận chìm”.
Đặc điểm
Mô hình đỉnh ống có những đặc điểm như sau:
- Thị trường đang trong xu hướng tăng giá.
- Nến đầu tiên là một nến tăng, thân nến dài, râu ngắn hoặc không có.
- Nến thứ hai là một nến giảm, thân nến dài tương tự nến đầu và gần như nổi bật hẳn lên so với các nến ngắn lân cận
- Khối lượng giao dịch bùng nổ trong 2 phiên giao dịch này.
1.2 Mô hình giá đáy ống là gì ?
Mô hình đáy ống hay còn được gọi là mô hình Pipe Bottom. Mô hình Pipe Bottom xuất hiện ở cả xu hướng thị trường tăng giá và giảm giá. Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng giảm thường báo hiệu cho một xu hướng tăng giá sắp diễn ra. Đây là mẫu hình nến tăng giá được đánh giá có độ tin cậy khá cao.
Khác với các mô hình khác, mô hình đáy ống có thời gian hình thành ngắn hơn rất nhiều. Nhiều nhà đầu tư có thể nhầm lẫn mô hình Đáy ống với mô hình nến Nhấn chìm tăng do hình dạng có nét tương đồng của chúng. Không giống như mô hình nến Nhận chìm tăng bị ràng buộc bởi các quy luật chặt chẽ về vị trí giá đóng cửa và mở cửa của hai nến, mô hình biểu đồ Pipe Bottom chỉ đơn giản là 2 nến dài hơn các nến lân cận và thường sẽ nằm tại đáy, quanh vùng giá kháng cự quan trọng.
Đặc điểm
Mô hình đáy ống đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thị trường đang trong một xu hướng giảm giá hoặc vùng điều chỉnh của thị trường tăng giá.
- Một nến giảm mạnh với thân dài xuất hiện ở đầu mô hình biểu đồ.
- Một hoặc nhiều nến tăng giá liên tục nhấn chìm ngày giảm giá trước đó.
- Khối lượng giao dịch tại những ngày giá giảm mạnh và tăng mạnh phải lớn hơn so với các ngày giao dịch thông thường.
Xem thêm: Mô hình nến là gì ? Cách sử dụng mô hình nến khi giao dịch
2. Cách tính mục tiêu giá
Mục tiêu giá của mô hình đỉnh ống (Pipe Top) và đáy ống (Pipe Bottom) được tính bằng công thức sau:
Mô hình Pipe tại đáy phá vỡ lên trên:
Đỉnh cao nhất trong số 2 đỉnh + ((Đỉnh cao nhất trong số 2 đỉnh – Đáy thấp nhất trong số 2 đáy) x 83%)
Mô hình Pipe tại đỉnh phá vỡ xuống dưới:
Đáy thấp nhất trong số 2 đáy – ((Đỉnh cao nhất trong số 2 đỉnh – Đáy thấp nhất trong số 2 đáy) x 70%)
Xem thêm: Mô hình giá Pivot Point là gì ? Cách xác định Pivot Point
3. Cách giao dịch với mô hình đỉnh ống và đáy ống
Vào lệnh
Mô hình đáy ống (Pipe Bottom) xuất hiện sau một xu hướng giảm và chứa một cây nến đỏ (nến đầu tiên) và nến xanh (nến thứ hai) (một cây nến tăng được hình thành sau cây nến giảm). Sau khi mô hình, nếu được xác nhận chúng ta sẽ vào lệnh LONG (hãy vào lệnh sau khi giá vượt qua điểm cao nhất của mô hình)
Điều ngược lại nên được thực hiện trong trường hợp hình thành mô hình đỉnh ống. Trên đỉnh của một xu hướng tăng, một cây nến đỏ được hình thành theo sau là một cây nến màu xanh lá cây (Một cây nến giảm được hình thành phía sau một cây nến tăng). Chúng ta phải vào lệnh SHORT ngay dưới điểm thấp nhất của mô hình.
Mục tiêu chốt lời:
Mục tiêu chốt lời hơi khó đối với mô hình này. Về cơ bản, chúng ta sẽ đo khoảng cách giữa điểm cao và thấp nhất của mô hình. Sau đó, cộng hoặc trừ thêm vào điểm cao nhất/hoặc thấp nhất của mô hình. Đây phải là mục tiêu đầu tiên của chúng ta, nơi chúng ta có thể chốt lợi nhuận một phần hoặc toàn bộ.
Thông thường chúng ta sẽ chốt lời một phần, và chúng ta sẽ thực hiện việc trailing stop loss. Vì một cây nến mạnh mẽ bao trùm một cây nến mạnh mẽ trước đó là một tín hiệu cho sự đảo chiều mạnh của xu hướng.
Stop loss:
Theo quy tắc cơ bản, chúng ta nên đặt điểm dừng ngay bên trên hoặc dưới mô hình. Nhưng, trong trường hợp chúng ta bị dừng lỗ, tổn thất sẽ thực sự lớn.
Lợi ích khi sử dụng mô hình giá
Có thể nói, trong giao dịch thì việc sử dụng mô hình giá đem lại rất nhiều lợi ích. Hiện nay, xu hướng của giao dịch là các nhà đầu tư ít dùng các chỉ báo lại và thay vào đó các trader sẽ để ý nhiều hơn đến các hành động giá. Vì vậy, hiện việc sử dụng mô hình giá đang được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Vậy những lợi ích của mô hình giá là gì mà nhiều nhà đầu tư tìm hiểu nhiều đến vậy? Mô hình giá giúp nhà đầu tư:
- Xác định được giá đang ở xu hướng nào
- Dự đoán được biến động của giá, tăng hay giảm
- Có thể dễ dàng giao dịch thông qua mô hình giá bằng điện thoại di động
Mô hình giá đỉnh ống và đáy ống được đánh giá có độ tin cậy cao trong việc xác nhận xu hướng tăng / giảm giá của thị trường. Nhà đầu tư có thể an tâm khi giao dịch với mô hình biểu đồ này mà không phải chấp nhận nhiều rủi ro giao dịch.
Xem thêm bài viết:
Mô Hình Giá Đóng Mở Đảo Chiều (Open Close Reversal) – Cách Giao Dịch
Mô Hình Phá Vỡ Biên Độ (Nr4 Và Nr7) – Đặc Điểm Nhận Biết